Làm thế nào để quản lý đội nhóm bán hàng hiệu quả? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đặt ra và đang đau đầu tìm câu trả lời. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp có thể quản lý tốt đội nhóm bán hàng của mình.
Lựa chọn ứng viên phù hợp
Lựa chọn ứng viên phù hợp là yếu tố đầu tiên quyết định sự chuyên nghiệp của một đội nhóm bán hàng. Cá nhân có trách nhiệm, năng lực và kỹ năng làm việc nhóm tốt chắc chắn sẽ tạo nên một đội nhóm kinh doanh tuyệt vời.
Để biết được ứng viên này có phù hợp với đội nhóm mình hay không? Nhà quản lý nên đưa ra các tiêu chí để lựa chọn ứng viên.
Đối với đội nhóm bán hàng, nhà quản lý nên đưa ra một số yếu tố để lựa chọn. Chẳng hạn như:
- Hiểu rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ
- Nắm bắt, phân tích được tâm lý, nhu cầu của khách hàng
- Khả năng nhận diện khách hàng
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
- Kỹ năng xử lý tình huống
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Xây dựng các mối quan hệ tốt trong môi trường làm việc
Nhà quản lý sẽ khó có thể quản lý được đội nhóm của mình nếu không tạo dựng mối quan hệ tốt với các nhân viên. Đừng chỉ nhìn nhận bản thân là cấp trên hay đồng nghiệp mà hãy xem các nhân viên như những người bạn, người cộng sự. Cố gắng thấu hiểu nhân viên của mình nhiều hơn, hiểu về tính cách, hoàn cảnh sống, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu. Khi có được mối quan hệ tốt với các nhân viên thì việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng và có thể làm việc gắn bó lâu dài cùng nhau.
Duy trì giao tiếp với nhân viên
Nhà quản lý nên duy trì giao tiếp với các nhân viên của mình. Điều này giúp tất cả các nhân viên đều nắm được các thông báo từ nhà quản lý như thời gian họp, thời gian trả deadline hoặc các thông tin khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản lý đừng chỉ truyền thông tin mà hãy tiếp nhận thông tin. Hãy cho nhân viên của mình thấy được nhà quản lý luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ khi họ cần.
Công nhận đúng năng lực của từng nhân viên
Công nhận những cố gắng, nỗ lực, thành tích mà các nhân viên đã đạt được. Đừng ngần ngại đưa ra lời khen khi họ hoàn thành tốt công việc. Đưa ra các hình thức khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần của các nhân viên.
Bất cứ một nhân viên nào cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng vì những cố gắng họ bỏ ra được cấp trên công nhận. Khi được công nhận năng lực chắc chắn các nhân viên sẽ có xu hướng tiếp tục nỗ lực cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, bằng cách nào?
Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên
Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên sẽ giúp nhà quản lý giao việc cho đúng người, giúp họ phát huy tối đa điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu từ đó hiệu suất công việc được nâng cao .
Nhưng thỉnh thoảng hãy giao những công việc ngoài chuyên môn hoặc ngoài phạm vi mô tả công việc của nhân viên. Điều này giúp nhà quản lý và bản thân nhân viên khám phá thêm tiềm năng mới, điểm mạnh mới. Những cơ hội như vậy giúp nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn, phát triển bản thân ở những khía cạnh mà trước nay họ chưa từng nghĩ tới.
Quản lý các xung đột của nhân viên
Trong quá trình làm việc, các nhân viên khó tránh khỏi những xung đột không đáng có. Và việc của nhà quản lý khi có xung đột xảy ra là nhanh chóng giải quyết tránh vấn đề trở nên nghiêm trọng hoặc tái diễn lại nhiều lần. Việc xảy ra xung đột giữa các nhân viên sẽ khiến bầu không khí làm việc trở nên nặng nề, nhân viên không hứng thú với công việc, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. Vì thế, nhà quản lý nên lưu tâm và xử lý ngay khi có dấu hiệu xung đột.
>>> Xem thêm: Top 5 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Trao quyền cho nhân viên
Các nhà quản lý thường khá lo sợ khi trao quyền cho nhân viên. Nhưng với môi trường làm việc hiện đại như hiện nay, khi các nhân viên có khát khao khẳng định vai trò của mình mãnh liệt. Các nhà quản lý nên xem xét lại vấn đề trao quyền cho nhân viên, không nhất thiết phải nắm toàn bộ quyền lực, quyết định tất cả công việc. Khi trao bớt quyền lực cho nhân viên, nhà quản lý có thể đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn nhân viên của mình thay vì xử lý nhiều công việc như trước.
Chiến thuật giữ chân nhân viên
Doanh nghiệp luôn mong muốn có một đội nhóm bán hàng chuyên nghiệp, có năng lực. Chính vì thế, các nhà quản lý thường xuyên phải đưa ra các chiến thuật giữ chân người cũ, hạn chế tình trạng đào thải nhân viên. Không một doanh nghiệp nào muốn từ bỏ một nhân viên có chuyên môn, năng lực để nhận về một nhân viên mới, doanh nghiệp phải tốn thời gian đào tạo lại từ đầu. Chiến thuật giữ chân cũng được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một đội nhóm kinh doanh chất lượng.
Một số các doanh nghiệp hiện nay đang giữ chân nhân viên bằng cách tăng chế độ lương thưởng, phụ cấp. Đưa ra nhiều cuộc thi, giải thưởng, khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần của nhân viên, giúp nhân viên luôn cảm thấy hứng thú và có động lực cố gắng.
>>> Tham khảo thêm: 6 tuyệt chiêu vàng giúp quản lý nhân viên hiệu quả
Tạm kết
Công việc quản lý đội nhóm bán hàng chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Công việc này đòi hỏi nhà quản lý phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì mới có thể quản lý tốt đội nhóm của mình. Trên đây là những cách quản lý đội nhóm bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng để có được kết quả mong muốn.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0899 90 98 68 – 0287 1010 898
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh