OKR và KPI là những chỉ số đánh giá hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên hai khái niệm này có những điểm khác nhau cơ bản cần phân biệt để được áp dụng một cách chính xác nhất.
KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicators) là các chỉ số, tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc. Nó được dùng để đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của một cá nhân, bộ phận, hoặc cả tổ chức. KPI cũng thường được dùng làm cơ sở để so sánh thành tích, tạo động lực phát triển cho nhân viên. Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPI thường được thể hiện thông qua các số liệu cụ thể, các chỉ tiêu, tỷ lệ nhằm phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Ví dụ
Một số ví dụ cụ thể về KPI cho các ngành nghề, bộ phận khác nhau:
- Ngành bán lẻ: doanh thu bán hàng trong một tháng của mỗi nhân viên, cả cửa hàng..
- Phòng CSKH: các cuộc gọi tư vấn đạt chỉ tiêu, số khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
- Ngành Quảng cáo: tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ chốt đơn trên tổng số khách tiếp cận..
- Bộ phận sản xuất: số lượng sản phẩm làm ra trong một tháng, tỷ lệ hàng lỗi…
Lợi ích
Đo lường và kiểm soát hiệu quả công việc
Khi áp dụng KPI, mọi người sẽ dễ dàng xác định mục tiêu và có cơ sở để kiểm soát, đánh giá mức độ hoàn thành của mình.
Nâng cao sự tập trung
Khi có KPI thì mỗi nhân viên, mỗi phòng ban và cả tổ chức sẽ có kế hoạch để tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất và nỗ lực hết mình vì nó.
Đảm bảo hiệu quả hoạt động
Có mục tiêu rõ ràng và tập trung vào nó thì mọi người sẽ nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu đang tồn tại và có biện pháp cải thiện.
Đảm bảo sự minh bạch
Với những số liệu rõ ràng, công khai thì quá trình đánh giá hiệu quả công việc sẽ minh bạch và đảm bảo sự công bằng.
>>> Xem thêm: Smart Goals Là Gì? Bí Quyết Thiết Lập Mục Tiêu Thông Minh
OKR là gì
OKR (Objectives and Key Results) được xây dựng dựa trên các mục tiêu chính và các kết quả cần đạt được để tiến tới mục tiêu đó. Các mục tiêu chính cần truyền cảm hứng và có tầm ảnh hưởng lớn đến cả công ty, phòng ban, các cá nhân liên quan.
Cấu trúc của OKR:
- Mục tiêu (Objectives): đây là mục tiêu lớn cần ngắn gọn nhưng truyền cảm hứng lớn lao
- Các kết quả chính (Key Results): đây là bằng chứng cụ thể để chứng minh hành trình bạn đi tới mục tiêu. Đây là những kết quả có thể đo lường được, có thể định lượng và có thời hạn.
Ví dụ
Mục tiêu chính:
Chinh phục kênh Tiktok công ty trong quý I
Các kết quả cần đạt được:
- Lên được 30 clip Tiktok trong quý I
- Có 10 clip trên 1.000.000 views
- Mỗi clip đạt được trên 50 comment
- Tăng được 10.000 người theo dõi cho kênh Tiktok
Lợi ích
OKR mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, trong đó có một số lợi ích có thể kể đến là:
Tính tập trung
Khi đặt ra OKR, bạn sẽ bị giới hạn về số lượng (một năm tầm 3,4 bộ OKR, mỗi bộ tối đa 5 mục tiêu, mỗi mục tiêu tối đa 5 kết quả chính). Nhờ sự giới hạn này mà bạn có thể tập trung vào từng mục tiêu và phải suy nghĩ thật kỹ xem điều gì thật sự quan trọng để mình theo đuổi trong suốt bộ OKR.
Sự sắp xếp và liên kết
Việc thực hiện OKR đòi hỏi sự liên kết giữa các mục tiêu chung từ cấp trên đến mục tiêu của từng cá nhân. Và các kết quả trong từng mục tiêu cũng cần phải liên quan, hỗ trợ nhau. Từ đó các công việc bổ trợ cho nhau, việc nhỏ hướng tới việc lớn, OKR cá nhân hướng tới OKR công ty. Mọi công việc từ đó trở nên liên kết và không bị dư thừa. Đồng thời giảm xung đột giữa các cá nhân, phòng ban ở mức đáng kể.
Tính cam kết
Khi doanh nghiệp hoạt động theo OKR, mọi người đều phải đồng ý đồng lòng thực hiện theo. Và OKR của mỗi người đều ít nhiều liên quan đến nhau và được công khai từ đầu nên rất khó để có thể đi chệch hướng. Đặc biệt, mọi người cũng dễ quan sát OKR của nhau và dễ dàng giúp đỡ khi có người gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Từ từ sẽ hình thành sự cam kết và trở thành văn hóa của cả tổ chức.
Dễ theo dõi và tham chiếu
Việc theo dõi OKR từ lúc mới bắt đầu đến khi kết thúc, kết hợp check in báo cáo hàng tuần là yếu tố quan trọng khiến mục tiêu không đi lệch hướng và khó kiểm soát. Mỗi người đều có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá bộ OKR của mình có gặp vấn đề ở đâu không và khả năng đạt được vào cuối kỳ như thế nào.
>>> Xem thêm: Omni Channel Marketing Là Gì? Bí Quyết Trong Kỷ Nguyên Số
Phân biệt OKR và KPI
Điểm giống nhau giữa OKR và KPI
KPI và OKR đều được sử dụng để đặt ra mục tiêu và đo lường chúng trong suốt quá trình làm việc. Cả 2 đều yêu cầu tính cụ thể, đo lường được, chứng minh được và phải có thời hạn (phải có con số). Và nhìn chung, cả hai đều là động lực, là sự khuyến khích tích cực đến năng suất hoạt động của cả doanh nghiệp khi được áp dụng đúng cách.
Điểm khác nhau giữa OKR và KPI
KPI đơn giản là các con số đo lường độc lập, ngắn hạn. Trong khi OKR thể hiện toàn bộ định hướng, các điều kiện đi kèm, bối cảnh, quá trình nỗ lực (các kết quả chính) hỗ trợ cho con đường tiến tới mục tiêu chính (Objective).
OKR hướng tới đánh giá sự nỗ lực và đi lên của nhân viên trong suốt quá trình, trong khi KPI chỉ tập trung đánh giá kết quả, hiệu quả suất làm việc của người nhân viên đó. Một doanh nghiệp có chỉ số KPI ổn định thì có nghĩa nó vẫn đang hoạt động tốt. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đó có hệ thống OKR qua các quý như nhau và không có hướng phát triển thì cần xem xét lại để phát triển hơn.
KPI là con số chứng minh hiện tại doanh nghiệp có hoạt động ổn hay không. Còn OKR hướng đến những mục tiêu lớn lao và truyền cảm hứng hơn, cả sức mạnh doanh nghiệp đều đặt vào đây để chinh phục được nó.
Các chỉ số KPI rất đa dạng và có rất nhiều, cho từng mỗi phòng ban, mỗi cá nhân, có khi không liên quan đến nhau. Tuy nhiên OKR lại chỉ hướng đến một số mục tiêu quan trọng nhất định và dồn nguồn lực để hoàn thành nó.
Tóm lại, khác với các chỉ số độc lập chỉ mang tính đánh giá trong KPI, OKR còn chứa mục tiêu như là “trái tim” của cả quá trình, với sự giúp sức của các Key Results (Kết quả chính) để đạt được đích đến.
>>> Xem thêm: Mô Hình O2O Là Gì? Xu Hướng Kinh Doanh Thống Trị Tương Lai
Kết hợp OKR và KPI
Quá trình quản trị doanh nghiệp rất cần có KPI để đo lường những thứ phù hợp và đánh giá hiệu suất làm việc. Tuy nhiên để có thể hiểu tận giá trị cốt lõi những mục tiêu doanh nghiệp cần triển khai, cũng như hoạch định con đường có tầm nhìn, sứ mệnh thì cần có OKR.
Doanh nghiệp có thể kết hợp KPI với OKR để tạo nên một lộ trình phù hợp, lâu dài và hiệu quả (KPI có thể sử dụng làm kết quả chính cần đạt được cho bộ OKR). OKR không có nghĩa phải bám sát mọi thứ, cũng không phải là tập trung duy nhất một mục tiêu và bỏ rơi những mục tiêu quan trọng khác. Để có một bộ OKR hiệu quả, cần xem xét và đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt những khía cạnh có ảnh hưởng lớn nhất. Trong lúc này KPI sẽ là chỉ số giữ gìn trạng thái ổn định cho các mục tiêu.
Tạm kết
Vậy là bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cần thiết về OKR và KPI. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu phù hợp và có các chiến lược triển khai, áp dụng KPI và OKR hiệu quả.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng).
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh