Mô hình D2C là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng. Vậy D2C là gì? Mô hình D2C khác với các mô hình kinh doanh truyền thống như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây:
Mô hình D2C là gì?
Mô hình D2C (Direct-to-Customer) là một mô hình kinh doanh mà công ty sẽ sản xuất và bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối, thay vì thông qua các kênh phân phối truyền thống như siêu thị hoặc đại lý bán lẻ. Các thương hiệu D2C thường sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến như website, ứng dụng di động, mạng xã hội. Để tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm của mình. Mô hình D2C cho phép các công ty giảm thiểu chi phí trung gian. Và tăng tính linh hoạt trong việc quản lý sản phẩm và dịch vụ của mình.
4 lý do chủ chốt giúp mô hình D2C được đánh giá cao
Nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng
Nhờ mô hình này, nhà sản xuất sẽ biết được khách hàng có hài lòng với chất lượng và dịch vụ khi truy cập vào một trang web hay một cửa hiệu để mua hàng hay không. Từ đó, các công ty sẽ thu thập được các thông tin về khách hàng. Hiểu hơn về quy trình và hành vị mua sắm của người dùng. Qua đó, hỗ trợ công ty thay đổi hình thức, chiến lược tiếp thị. Và bán hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Đồng thời, việc mô hình D2C loại bỏ bước trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ giúp tăng tính minh bạch trong quá trình kinh doanh. Người tiêu dùng sẽ có thể trực tiếp tiếp cận và mua sản phẩm từ nhà sản xuất. Có thể truy cập thông tin sản phẩm, giá cả mà không cần qua bất kỳ kênh tư vấn trung gian nào. Điều này giúp khách hàng tiếp nhận sản phẩm, đánh giá chân thật hơn, tăng mức độ hài lòng.
>>> Xem thêm: Bí quyết nâng cao trải nghiệm khách hàng trong thời đại số
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi tập trung vào bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm của mình sản phẩm của mình. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và cung cấp cho khách hàng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
Và khi sản phẩm, dịch vụ trực tiếp được đưa đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể dễ dàng duy trì mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, cũng nhận được nhiều phản hồi có giá trị về sản phẩm/dịch vụ của mình. Từ đó có những nhận định đúng đắn để thay đổi phù hợp với thị hiệu tiêu dùng.
Áp dụng mô hình D2C để nghiên cứu thị trường
Dù bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay thông qua website thì doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập, tổng hợp data khách hàng một cách nhanh chóng. Dữ liệu này bao gồm: Trải nghiệm mua sắm, hành vi của khách hàng, … Dựa vào đây, doanh nghiệp có thể đánh giá sát sao, rõ ràng đối tượng, hành vi, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp nhận thấy được đâu là ưu và nhược điểm sản phẩm/dịch vụ của mình. Nhằm đưa ra các quyết định, chiến lược bán hàng, marketing hiệu quả hơn trong tương lai. Ngoài ta cũng có những lựa chọn phù hợp cho từng mặt hàng kinh doanh khi sử dụng mô hình D2C.
Giám sát tình hình kinh doanh một cách chính xác
Khi sử dụng các phần mềm quản lý của cửa hàng, chủ kinh doanh có thể theo dõi và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ nhiều chi nhánh khác nhau trên cùng một nền tảng. Những phần quản lý là: Số lượng hàng hóa bán ra trong ngày, doanh thu, lợi nhuận thu về hay chi phí phát sinh. Dữ liệu được thu thập nhờ đây. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có những đánh giá về chất lượng sản phẩm bán ra. Và có kế hoạch cụ thể cho tương lai.
Lĩnh vực nào có thể triển khai mô hình D2C?
Hiện nay, mô hình D2C được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ngành hàng phù hợp với mô hình này là: Giày dép, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng.
Thị trường Việt Nam có những ngành hàng như: Thương hiệu quần áo, thời trang, mỹ phẩm và sức khỏe áp dụng mô hình khá thành công. Bởi các mặt hàng này rất dễ tiếp cận khách hàng ở kênh trực tuyến và trực tiếp. Người mua cũng không ngại chi trả tiền để mua sắm online thay vì đến trực tiếp của hàng trải nghiệm như các sản phẩm khác.
>>> Xem thêm: Lead là gì? 3 cấp độ lead trong Marketing và cách chuyển đổi KH
Những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi triển khai mô hình
Cơ hội
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi không phải tìm nhà trung gian phân phối, không phải chiết khấu hoa hồng cho trung gian. Tránh được những xung đột đáng có xảy ra.
- Sản phẩm được khách hàng tin tưởng hơn. Vì sản phẩm phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất. Nói không với hàng nhái, hàng kém chất lượng. Từ đó, các chi phí quảng cáo thương hiệu và kiểm soát hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được hạn chế chi phí hơn.
- Doanh nghiệp có thể thu về một lượng lớn dữ liệu data từ khách hàng. Nắm bắt được hành vi, sở thích, thói quen tiêu dùng của họ để thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả. Nắm được dữ liệu của khách hàng thì các feedback về sản phẩm cũng được phân tích kỹ lượng để cải tiến, đổi mới sản phẩm cho phù hợp.
- Doanh nghiệp chủ động trong việc kiểm soát hoạt động tương tác của khách hàng. Và cả quá trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng như thế nào. Không qua bất kỳ trung gian nào, làm hài lòng khách hàng chuyên nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể xác định các điểm tiếp xúc với khách hàng để thu thập thông tin về trải nghiệm mua hàng.
Thách thức
- Những doanh nghiệp mới chuyển đổi sang mô hình D2C thì trải nghiệm khách hàng từ sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng cần đồng nhất với nhau. Những trải nghiệm của khách hàng phải thực sự được trọn vẹn ở mọi khâu. Sai lầm ở 1 bước có thể ảnh hưởng toàn bộ danh tiếng của thương hiệu.
- Nguồn vốn điều động cho mô hình kinh doanh này lớn. Để đầu tư vào cho các hệ thống bán hàng như: Online (Website, fanpage, trang TMĐT) và offline (Các cửa hàng bán lẻ của nhãn hàng; …).
- Tính cạnh tranh giữa các thương hiệu cùng ngành sẽ ngày càng gia tăng.
- Thách thức lớn trong sử dụng mô hình D2C chính là thiếu sự tín nhiệm. Mô hình này mới, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp còn e ngại và hoài nghi. Nhất là doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề công nghệ trong quá trình chuyển đổi.
Mô hình D2C được ứng dụng vào kinh doanh như thế nào?
D2C tạo ra nhiều giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và được áp dụng vào mô hình D2C như sau:
- Hiểu insight khách hàng: Nắm bắt được insight khách hàng là bước đầu thành công của một chiến dịch marketing. Doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi: Đối tượng khách hàng mà mình hướng đến? Áp dụng thông điệp nào để phù hợp với phễu mua hàng? Và chạm đến điểm chạm trong hành trình của khách hàng như thế nào?
- Quan tâm đến hành trình khách hàng: Hành trình khách hàng ngày càng thay đổi và có nhiều bước kiểm soát hơn. Chính vì thế, việc chỉ tiếp cận với người tiêu dùng ở một số điểm chạm nhất định sẽ không tác động hiệu quả đến họ. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến quá trình của khách hàng. Có chiến lược cụ thể, chắc chắn. Truyền tải thông điểm đến đúng người, đúng thời điểm.
- Ứng dụng công nghệ: Thời đại số phát triển, việc ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh là không thể thiếu. Cần có những đánh giá, thử nghiệm để lựa chọn áp dụng một công nghệ phù hợp với doanh nghiệp của mình.
- Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing: Các đoanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp đo lường theo các thuật ngữ cơ bản như ROI, Performance Marketing cho các chiến dịch. Khi thực hiện chiến dịch nào, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đo lường hiệu quả của cả chiến dịch. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có một ý tưởng rõ ràng về số lượng khách hàng và doanh thu bán hàng mà họ có. Từ đó sẽ xác định được sản phẩm nào hút khách nhất để quảng cáo nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Ứng Dụng Tổng Đài Thông Minh Cho Doanh Nghiệp – Xu Hướng Thời 4.0
5 lưu ý cần nhớ khi triển khai mô hình D2C
Cần có sự hiểu biết chuyên sâu về ngành mình kinh doanh
Trên thực tế, không phải lĩnh vực kinh doanh nào cũng áp dụng mô hình này thành công. Nên mỗi doanh nghiệp trước khi bắt tay vào triển khai một mô hình nào. Cần cân nhắc cẩn thận, có chiến lược phù hợp, cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dành sự quan tâm đặc biệt đến quản lý đơn hàng và giao hàng
Quản lý đơn hàng chặt chẽ, đúng và đủ. Cần chú trọng vào khâu giao hàng nhiều hơn. Bởi giao hàng là yếu tố để đánh giá khách hàng có quay lại mua hàng hay không. Do đó, dịch vụ giao hàng phải đảm bảo, chỉnh chu. Tình hình giao hàng hay thái độ giao hàng phải được giám sát cẩn thận qua các phần mềm quản lý.
Đặt chất lượng dịch vụ làm ưu tiên hàng đầu
Quy trình dịch vụ và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ ghi điểm rất nhiều với khách hàng. Nhận xét của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ là những đánh giá khách quan, hữu ích nhất. Rất cần thiết cho chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, ưu tiên vào chất lượng dịch vụ là điều tiên quyết, doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư.
Lưu ý lựa chọn các kênh bán hàng phù hợp
Đối với mô hình D2C, doanh nghiệp cần quan tâm đến các kênh bán hàng. Tuỳ theo định hướng đề ra, doanh nghiệp có thể áp dụng hiệu quả cả hình thức trực tuyến và ngoại tuyến. Nên mở rộng quy mô ở cửa hàng, website, mạng xã hội hoặc nền tảng TMĐT. Lúc này, một hình thức marketing hợp lý sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực. Giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và bán hàng hiệu quả.
Lựa chọn giải pháp bán hàng đa kênh toàn diện
Đối với mô hình kinh doanh đa kênh bán hàng. Việc lựa chọn giải pháp quản lý toàn diện các khâu là điều cấp thiết. Một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh như OMICall được xem là giải pháp hữu hiệu.
Tổng đài OMICall với nhiều tính năng đặc biệt. Cho phép chủ doanh nghiệp quản lý và bán hàng đồng bộ trên tất cả các kênh ngay trên một phần mềm:
- Các kênh liên lạc sẽ tích hợp đầy đủ trên một giao diện. Hỗ trợ hiệu quả cho nhân viên Telesales/CSKH. Giúp họ tư vấn và xử lý mọi việc tốt hơn.
- Phần mềm tích hợp CRM giúp phân tích, đánh giá nhu cầu khách hàng chi tiết nhất. Ngoài việc hỗ trợ quy trình CSKH, CRM còn đánh giá dữ liệu. Từ đó đưa ra chiến dịch Marketing/Remarketing hiệu quả hơn cho doanh nghiệp mình.
- Xem số liệu thống kê từ tất cả các kênh trong một kênh duy nhất. Giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh hiện tại. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng kênh và có sự so sánh giữa các kênh với nhau.
- OMICall tích nhiều tính năng AI giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong quá trình kinh doanh. Khi doanh nghiệp chạy các chiến dịch Automation Marketing, tính năng AI Callbot sẽ hỗ trợ gọi và quảng bá thông tin đến nhiều khách hàng cùng lúc với kịch bản được soạn sẵn; khi khách hàng gọi vào sẽ gặp một tổng đài viên ảo có thể chăm sóc 24/7, điều hướng cuộc gọi theo nhu cầu.
Tạm kết
Mô hình D2C hiện nay được nhiều doanh nghiệp sử dụng rất hiệu quả. Qua bài viết này hi vọng bạn hiểu được mô hình này là gì. Và áp dụng phù hợp vào doanh nghiệp của mình.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.