Social Proof tưởng chừng là một khái niệm mới nhưng thực tế những khách hàng thường xuyên mua hàng trực tuyến đều đang gặp phải hiện tượng tâm lý này. Vậy Social Proof là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về Social Proof.
Social Proof là gì?
Social Proof (hiệu ứng lan truyền) là một thuật ngữ trong tâm lý học xã hội mô tả xu hướng con người tuân theo hành vi của những người khác mà họ coi là giống mình hoặc đáng tin cậy. Hay nói một cách khác đây là hiện tượng tâm lý chịu tác động của “hiệu ứng đám đông”.
Trong marketing, Social Proof có thể được sử dụng để thuyết phục khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ bằng cách cho họ thấy rằng những người khác đã làm như vậy và hài lòng với kết quả.
Chẳng hạn, bạn muốn mua một sản phẩm trực tuyến nhưng vẫn còn lo lắng về chất lượng, kiểu mẫu,..vv. Khi đó bạn sẽ có xu hướng tìm đọc các feedback từ những khách hàng trước, nếu những phản hồi đó tốt thì bạn sẽ yên tâm và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.
>>> Tham khảo thêm: Pipeline là gì? Tổng hợp các thuật ngữ cần biết về Pipeline
Social Proof ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như thế nào?
Giúp khách hàng đưa ra quyết định: Khách hàng đang phải cân nhắc giữa nhiều lựa chọn hoặc còn đang lo lắng về chất lượng, giá thành và các yếu tố khác. Khi đó khách hàng chắc chắn sẽ có xu hướng kiểm tra số lượng hàng đã bán, các phản hồi của các khách hàng trước. Để từ đó củng cố niềm tin và đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm này hay không.
Tăng cường lòng tin: Social Proof có thể giúp tăng cường lòng tin của khách hàng đối với một thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Khi khách hàng thấy rằng nhiều người khác đã hài lòng với một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ có nhiều khả năng tin rằng thương hiệu hoặc doanh nghiệp đó là đáng tin cậy.
Thúc đẩy mua hàng: Social Proof có thể thúc đẩy khách hàng mua hàng. Khi khách hàng thấy rằng nhiều người khác đã mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thì họ cũng vô tình nhận định rằng sản phẩm/dịch vụ này chất lượng. Từ đó, khách hàng cũng dễ dàng tin tưởng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Các loại Social Proof thường gặp
Trong marketing, Social Proof cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại Social Proof thường gặp:
Hiệu ứng lan truyền dạng Case studies
Đây là một dạng hình thức sử dụng các câu chuyện của những khách hàng đã thành công để thuyết phục các khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm của công ty/doanh nghiệp mang lại kết quả tích cực.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo được tính trung thực và đáng tin cậy của các case studies mà bạn chọn. Nếu khách hàng nghi ngờ về case studies, thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng và rời bỏ bạn bất cứ lúc nào.
Hiệu ứng lan truyền Testimonials
Là một dạng sử dụng lời chứng thực của khách hàng về trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó đáng tin cậy và mang lại giá trị.
Khi khách hàng thấy rằng nhiều người khác đã hài lòng với một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ có nhiều lý do để tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó cũng sẽ phù hợp với họ.
Hiệu ứng lan truyền dạng Review
Dạng hiệu ứng này cũng gần giống với dạng Testimonials. Hiệu ứng dạng lan truyền Review sẽ dựa trên trải nghiệm của khách hàng, sử dụng các đánh giá trực tuyến từ khách hàng hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để thuyết phục những khách hàng khác.
Hiệu ứng lan truyền dưới dạng Social Media
Các sản phẩm của công ty/doanh nghiệp bạn sẽ xuất hiện trên TV, các tờ báo uy tín và lớn, có tính chính thống. Điều này giúp khách hàng củng cố niềm tin vào sản phẩm một cách mạnh mẽ.
Hiệu ứng lan truyền dạng dữ liệu
Dạng này sẽ cho khách hàng thấy những số liệu cụ thể như: Số lượng sản phẩm đã bán, số lượng phản hồi, số lượt tải ứng dụng,…vv. Những số liệu trực quan giúp khách hàng dễ dàng tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Nhận Ebook: “Form Xây Dựng Chính Sách – Tạo Động Lực Cho NVKD”
Hiệu ứng lan truyền dựa vào biểu tượng tin cậy
Hiệu ứng này sử dụng biểu tượng để cho thấy rằng một trang web hoặc doanh nghiệp là đáng tin cậy. Các biểu tượng này thường được sử dụng bởi các trang web thương mại điện tử và các doanh nghiệp khác cần tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Bạn có thể bắt gặp một số biểu tượng như: biểu tượng khoá an toàn, biểu tượng chấp nhận các hình thức thanh toán, biểu tượng bảo mật,…vv.
>>> Xem thêm: KPI là gì? Lợi ích của việc sử dụng KPI trong doanh nghiệp
Ứng dụng của Social Proof trong marketing
Seeding
Được dùng để tạo dựng và lan tỏa thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến với nhiều người tiêu dùng tiềm năng. Thông tin được seeding có thể là thật hoặc giả, nhưng cần có tính thuyết phục và phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Seeding thường được thực hiện trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, blog hoặc các trang web tin tức. Người seeding có thể là nhân viên của công ty, người nổi tiếng hoặc các cộng tác viên được trả phí.
Seeding là một công cụ hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu Marketing. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần sử dụng seeding một cách cẩn thận và hiệu quả để tránh những rủi ro không đáng có.
Advocacy marketing
Là một hình thức Marketing khá phổ biến. Hình thức này tập trung vào việc làm thế nào để khách hàng nói tốt về sản phẩm, về doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tạo các điều kiện để khách hàng vô tình trở thành một kênh truyền thông cho chính doanh nghiệp. Khách hàng sẽ tự nguyện chia sẻ những trải nghiệm tốt, những đánh giá tích cực mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí quảng cáo.
Influencer marketing
Đây là một hình thức marketing sử dụng những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Những người có sức ảnh hưởng này có thể là người nổi tiếng, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan hoặc những người có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội.
Khi những người có sức ảnh hưởng chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tạo dựng niềm tin với họ.
>>> Xem thêm: Emotional Marketing – Điểm Nhấn Khác Biệt Cho Doanh Nghiệp
Tạm kết
Khi nắm rõ được Social Proof là gì? Thì doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm ra cách để tạo dựng niềm tin với khách hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể lên được những chiến dịch marketing hiệu quả.
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: https://omicall.com/
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.