Kỹ Năng Kinh Doanh

Mô hình SMART là gì? 5 tiêu chí xác định mục tiêu theo SMART

Mô hình Smart là gì? 5 tiêu chí xác định mục tiêu theo Smart
Thời gian đọc: 5 phút

Ngoài các mô hình như: Mô hình D2C, Inbound Marketing, … trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp còn áp dụng một hình thức khác đó là mô hình SMART. Vậy mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu marketing thông qua Smart như thế nào? 

 

 

Mô hình Smart là gì? 

Mô hình SMART là mô hình sử dụng để thiết lập các mục tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá, phân tích: Tính cụ thể, độ khả thi trong kế hoạch kinh doanh.  

Mô hình này khá phổ biến hiện nay, giúp các marketer thiết lập được các mục tiêu phù hợp với hướng phát triển của công ty ở các thời điểm khác nhau. Từ đó tạo nên một quy trình kinh doanh hoàn hảo. 

>>> Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Xây dựng uy tín thương hiệu với Inbound Marketing

5 yếu tố xác định mục tiêu theo mô hình SMART

Một mục tiêu marketing theo mô hình SMART cần đáp ứng 5 yếu tố sau đây:

S – Specific

Mục tiêu cần được đặt ra cụ thể, chi tiết, dễ hiểu để dễ dàng xác định cơ hội và khả năng thực hiện. Cũng như đánh giá mức độ khả thi và các vấn đề thực tế liên quan. 

M – Measurable

Mục tiêu cần phải đo lường được và được kết nối với các con số cụ thể. Sử dụng nguyên tắc SMART để xây dựng mục tiêu sẽ thể hiện sự tham vọng của cá nhân. Ví dụ, đặt mục tiêu tiếp thị và hoàn thành thành công 5 hợp đồng bán hàng, mỗi hợp đồng trị giá 550 triệu đồng trong vòng 1 tháng. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần hoàn thành ít nhất 2 hợp đồng bán hàng thành công mỗi tuần, tránh việc chậm tiến độ. Đây là cách để hoàn thành mục tiêu nhanh chóng và đo lường hiệu quả công việc của mình. 

A – Actionable

Yếu tố “Actionable” của mục tiêu đề cập đến tính khả thi của nó. Đây là một tiêu chí rất quan trọng khi xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART. Cần đánh giá nghiêm túc khả năng của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó, và xác định nơi mình đang đứng để hiểu rõ khả năng trước khi đề ra kế hoạch. Xác định tính khả thi của mục tiêu cũng có thể là động lực để cố gắng đạt được mục tiêu trong khả năng.

R – Relevant

Cần xác định liệu mục tiêu cá nhân của mình có phù hợp và liên quan đến mục tiêu chung của công ty hay không. Mục tiêu cá nhân nên được đặt ra trong bối cảnh của định hướng phát triển công việc, lĩnh vực đang làm việc và phù hợp với sự phát triển chung của công ty. Bạn cũng cần đảm bảo rằng mục tiêu của mình đáp ứng được các vấn đề mà marketer phải đối mặt.

T – Time-Bound

Cần kiểm tra xem các mục tiêu đã được thực hiện đúng thời hạn đã cam kết hay chưa. Thiết lập thời gian hoàn thành cho các mục tiêu sẽ tạo áp lực cho cá nhân để hoàn thành công việc đúng deadline và đảm bảo trách nhiệm của mỗi người. Bên cạnh đó, việc thiết lập thời gian hoàn thành cũng sẽ giúp tăng tính kỷ luật và chuyên nghiệp của cá nhân, hỗ trợ quản lý thời gian và tăng năng suất làm việc theo tiến độ hiệu quả.

>>> Xem thêm: Mô hình D2C là gì? 5 lưu ý cần nhớ khi triển khai mô hình D2C

Mô hình SMART là gì? Hiệu quả của mô hình này đối với doanh nghiệp
Mô hình SMART là gì? Hiệu quả của mô hình này đối với doanh nghiệp

Một số ví dụ cụ thể về mục tiêu marketing theo SMART

Ví dụ về mục tiêu số lượng người like fanpage về sản phẩm 

Mục tiêu SMART: Trong quý 3 năm 20223, chạy quảng cáo Facebook để tăng số lượng người like fanpage sản phẩm lên 20% 

  • Tính cụ thể: Chạy quảng cáo để tăng số lượng người like fanpage. 
  • Tính đo lường được: Số lượng người like fanpage về sản phẩm 
  • Tính khả thi: Ngân sách chi cho quảng cáo facebook hợp lý thì việc tăng lượng người like page lên 20% là khả thi. 
  • Tính liên quan: Tăng lượng người thích, giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm công ty đến công chúng. 
  • Giới hạn thời gian: Quý 3 năm 2023

Ví dụ về số lượng người ghé thăm website

Mục tiêu SMART: Cuối tháng 7, tăng số lượng bài blog 5 bài/tuần giúp lượng truy cập organic về website tăng 15% so với cuối tháng 6. 

  • Tính cụ thể: Tăng lượng người truy cập vào website tự nhiên. 
  • Tính khả thi: Nội dung những bài blog hữu ích với khách hàng thì số lượng truy cập tăng 15% là khả thi. 
  • Tính đo lường được: Lượt truy cập website từ nguồn organic search thêm 15%.
  • Tính liên quan: Thương hiệu của công ty cũng sẽ được cải thiện, mang lại nhiều nguồn doanh thu.  
  • Giới hạn thời gian: Cuối tháng 7

>>> Xem thêm: SLA là gì? Theo dõi chỉ số SLA trong doanh nghiệp bằng tổng đài đa kênh

Tạm kết

Thông tin về mô hình SMART là gì? đã được trình bày ở trên, việc thiết lập mục tiêu theo mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn. 

Để hỗ trợ nhà quản lý trong việc theo dõi và cập nhật các chỉ số thống kê hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng, nhiều phần mềm hỗ trợ hiện nay đã được trang bị tính năng tự động tính toán số liệu và tạo báo cáo. Với OMICall – Tổng đài CSKH đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam, doanh nghiệp có thể quản lý tập trung dữ liệu khách hàng và dễ dàng theo dõi các chỉ số thống kê hiệu quả của đội ngũ bán hàng và CSKH. Tích hợp nhiều tính năng nổi bật như phần mềm CRM, AI Callbot, … Giải pháp này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.

 

 

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT

  • VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
  • VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.
5/5 - (2 bình chọn)

Author

BTV Thuý Vân

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us