Kỹ Năng Kinh Doanh

Inbound Marketing là gì? Xây dựng uy tín thương hiệu với Inbound Marketing

Inbound Marketing là gì? Xây dựng uy tín thương hiệu với Inbound Marketing
Thời gian đọc: 11 phút

Inbound Marketing là gì? Vì sao hình thức này ngày càng trở thành xu hướng trong thời đại 4.0 hiện nay? Cùng tìm hiểu thông tin rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Inbound Marketing là gì? 

Inbound Marketing là hình thức doanh nghiệp sử dụng nhằm thu hút lượng khách hàng. Bằng nhiều cách để tạo ra nội dung chất lượng và mang lại trải nghiệm có giá trị phù hợp. Phương pháp này sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Content Marketing, Blog, Event, SEO, Social Media, …

Inbound Marketing dần chiếm vị thế và đã trở thành phương pháp tiếp thị hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh. Như kinh doanh trực tuyến. Đồng thời, mang lại nhiều lợi ích có thể kể tới như: tăng ROI, giảm thiểu chi phí,… Rất nhiều doanh nghiệp đã biết đến Inbound từ nhiều năm trước. Nhưng khá khó khăn để triển khai hình thức này.  

 

 

 So sánh Inbound Marketing và Outbound Marketing

Outbound Marketing

Outbound Marketing là hình thức đưa thông điệp đến với người tiêu dùng một cách đại trà, phổ biến mọi nơi. Làm gián đoạn hoạt động của người xem bằng cách gây sự chú ý mạnh. Khiến khách hàng tò mò và tập trung cao vào sản phẩm quảng cáo. 

Các loại hình mà Outbound triển khai phổ biến như là: Quảng cáo theo hình thức truyền thống trên tivi, đài phát thanh, báo in, …; call center; quảng cáo ngoài trời; … Các hình thức này rất phù hợp trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Nhưng sẽ rất hạn chế trong việc tối ưu chi phí, tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng. 

Với Outbound Marketing, các doanh nghiệp sẽ chủ động truyền tải thông điệp một chiều đến người dùng: Doanh nghiệp cung cấp thông tin => người dùng. Người tiêu dùng bắt buộc phải tiếp nhận thông tin đó cho dù họ không muốn, không hứng thú. Ví dụ như bạn click vào một trang web nào đó đọc thông tin thì phía xung quanh trang báo sẽ xuất hiện nhiều banner quảng cáo, pop up mà không cần biết người dùng có cần hay không. Gây ra nhiều khó chịu.

Thường các thông điệp được gửi từ Outbound Marketing sẽ cung cấp đến 80% thông tin sản phẩm, 20% còn lại là nội dung cần thiết.

>>> Xem thêm: SLA là gì? Theo dõi chỉ số SLA trong doanh nghiệp bằng tổng đài đa kênh

Inbound Marketing là gì? Xây dựng uy tín thương hiệu với Inbound Marketing
Inbound Marketing là gì? Xây dựng uy tín thương hiệu với Inbound Marketing

Inbound Marketing

Ngược lại, Inbound Marketing là gì sẽ tiếp thị từ chính nhu cầu của khách hàng, tức là tương tác hai chiều: Người dùng có nhu cầu <=> doanh nghiệp sẽ đáp ứng. Doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung phong phú, hữu ích với khách hàng. Nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ. Từ đó thuyết phục được khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Điển hình có thể thấy khi bạn xem quảng cáo ở trên youtube. Các quảng cáo thường kèm theo nút “Bỏ qua quảng cáo” để người dùng có thể click bỏ qua khi không muốn xem. 

Inbound Marketing chú trọng nhiều hơn vào phát triển các nội dung, nhiều chủ đề khác nhau có ích để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, thông tin về sản phẩm chỉ chiếm khoảng 10-20%. Hình thức này chủ yếu tập trung vào việc thu hút khách hàng tự tìm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Luôn luôn lấy khách hàng làm mục tiêu trung tâm. Mọi hoạt động đều dựa theo nhu cầu, nguyện vọng khách hàng để có chiến dịch thành công.

Qua đây có thể nhận thấy rằng, mô hình Inbound Marketing là gì có những ưu điểm nổi trội như: 

– Tối ưu được các chi phí thực hiện chiến dịch. 

– Khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cao và chính xác. 

– Chạm đúng insight khách hàng với sở thích xem quảng cáo tự nhiên. 

– Lợi ích mang lại bền vững. 

4 giai đoạn triển khai chiến dịch Inbound Marketing

Inbound marketing là gì trải qua lần lượt 4 giai đoạn chính: Attract, Convert, Close và Delight.

Inbound Marketing là gì? 4 giai đoạn trong chiến dịch Inbound Marketing
Inbound Marketing là gì? 4 giai đoạn trong chiến dịch Inbound Marketing

Những bước cần triển khai trong giai đoạn Attract

Bước đầu tiên là làm cho “hữu hình” trong mắt khách hàng tiềm năng qua các kênh trực tuyến như: Google, mạng xã hội… Để thu hút từ giây đầu tiên khách hàng click vào trang website, doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • Để tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng tiềm năng, thương hiệu cần xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tương tác với khách hàng.
  • Để đưa khách hàng tiến gần hơn về phía thương hiệu, doanh nghiệp cần phân tích sơ đồ hành trình khách hàng. Để hiểu rõ quá trình khách hàng đưa ra quyết định và những rào cản ngăn họ đi đến bước tiếp theo. Bằng cách giúp khách hàng vượt qua những rào cản này, doanh nghiệp sẽ tạo ra thành công trong việc thu hút khách hàng. 

Sau khi xây dựng và hiểu rõ hành vi khách hàng, việc tiếp theo là lựa chọn những điểm chạm phù hợp để tạo cơ hội cho việc “gặp gỡ”. Những hoạt động nổi bật cần làm trong giai đoạn này là: 

Triển khai Blog với nội dung hữu ích

Blog là một trong những cách hiệu quả để các thương hiệu thu hút khách hàng. Đặc biệt là thương hiệu B2B. Hơn 70% khách hàng có xu hướng tìm hiểu thông tin trên website doanh nghiệp suốt quá trình họ đưa ra quyết định.

Tối ưu SEO – cách thức giúp nội dung hữu ích xuất hiện trên trang nhất Google

Hơn 90% các hoạt động trải nghiệm trực tuyến đều từ hành động search của người dùng. Theo thống kê, hành động tìm kiếm tự nhiên mang lại hơn 50% lưu lượng khách truy cập website. Các doanh nghiệp cũng cho rằng SEO mang lại chuyển đổi lớn hơn bất kỳ kênh marketing nào khác. 

Social media – lan tỏa nội dung và thu hút khách hàng

Dù Facebook mang lại chỉ số ROI cao nhất, nhưng chưa tới 20% các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả Facebook group. Ngoài ra còn các kênh mạng xã hội khác như: Instagram, Tiktok, Linkedln, … Chia sẻ đúng nội dung, đúng tệp khách hàng, khai thác đúng kênh sẽ mang đến hiệu quả không ngờ cho doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: 3 mẫu kịch bản tư vấn khách hàng thường áp dụng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn

Các bước triển khai trong giai đoạn Convert

Khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm website của doanh nghiệp, vậy làm sao để “thương hiệu thuyết phục khách hàng để lại thông tin?

Cách tốt nhất là khơi gợi sự tò mò của khách hàng về những lợi ích sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại. Từ đó, họ sẽ tìm hiểu qua nhiều bài viết trong website và cuối cùng liên hệ tư vấn. Trường hợp khách hàng tiềm năng nhưng thụ động, doanh nghiệp cân nhắc đến phương án “cho đi để nhận lại” – Cung cấp các giải pháp, thông tin có giá trị, chạm trúng “nỗi đau” của họ để sẵn sàng “chuyển đổi”. Chẳng hạn gửi các tài liệu, nghiên cứu, báo cáo, …  khó tìm thấy.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần chú trọng vào: 

  • Cải tiến CTA (lời kêu gọi hành động) đòi hỏi tối ưu không chỉ về mặt thiết kế và cách diễn đạt. Mà còn phải đảm bảo giá trị cung cấp. Nếu CTA không đủ sức thuyết phục, những nỗ lực trước đó có thể sẽ mất. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng lợi ích được cung cấp đến đúng người, đúng giai đoạn, phù hợp với nội dung họ đang tìm hiểu. 
  • Tối ưu Landing page và biểu mẫu đăng ký là bước tiếp theo quan trọng sau khi khách hàng nhấp vào CTA. Doanh nghiệp cần đảm bảo trải nghiệm người dùng (UX) được cải thiện để mang lại cảm giác mượt mà, thân thiện, dễ sử dụng và điền thông tin. Đồng thời, biểu mẫu đăng ký cũng cần rất ngắn gọn, tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng. 
Inbound Marketing là gì? Lời kêu gọi hành động tốt giúp chiến dịch Inbound Marketing thành công
Inbound Marketing là gì? Lời kêu gọi hành động tốt giúp chiến dịch Inbound Marketing thành công

Cần triển khai những bước nào trong giai đoạn Close?

Sau khi có được những thông tin quan trọng cần thiết, vậy làm cách nào để khách hàng thành khách hàng thực tế? Ở giai đoạn Close, doanh nghiệp cần nhiều công cụ tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ như: 

Phần mềm CRM

CRM là một sự kết hợp giữa chiến lược và công nghệ để cải thiện cũng như xây dựng mối quan hệ với các nhóm khách hàng khác nhau. Mục tiêu để chuyển đổi bán hàng. Phần mềm CRM giúp đào sâu hành vi của khách hàng. Thể hiện các chỉ số đo lường như tần suất ghé thăm website của khách hàng. Thời gian họ ở lại trên trang, tần suất họ thấy quảng cáo, … Đồng thời, những ghi chú về mức độ quan tâm, băn khoăn về giá, … cũng được ghi lại. 

Hệ thống Marketing Automation

Marketing Automation là một hệ thống thường được sử dụng để tự động hóa quy trình từ email đến remarketing dựa trên các kịch bản có sẵn. 

Công cụ tích hợp dùng trong chiến lược Inbound Marketing

Để góp phần thực hiện hiệu quả triển khai chiến dịch Inbound Marketing là gì, doanh nghiệp cần trang bị cho mình một công cụ tích hợp toàn năng. Đặc biệt trong chăm sóc khách hàng thì việc có một tổng đài CSKH đa kênh là cần thiết. 

OMICall – Tổng đài CSKH đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.

OMICall có những tính năng nổi bật như: 

  • Tính năng Marketing Automation gồm: Multi – Channel SMS Marketing, Automatic Calling, Email Marketing, Workflow Automation. Khách hàng có thể tạo các chương trình SMS Marketing từ SMS Brandname hoặc tin OTT Zalo ZNS. 
  • Tính năng IVR: Tự động cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho người gọi. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp tạo bất kỳ kịch bản nào. Tất cả các cuộc gọi tự động cũng giúp khách hàng gặp đúng tư vấn viên cần gặp. Và nhân viên CSKH cũng tiếp cận và giải quyết vấn đề của khách hàng hiệu quả. 
  • Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) – Tính năng nổi trội của tổng đài AI OMICall. Tính năng AI có khả năng phân tích được giọng nói, ngôn ngữ 3 miền Bắc Trung Nam. Khử độ nhiễu, ồn khi thực hiện cuộc gọi hiệu quả. Tối ưu tốc độ tạo ra giọng nói, phát âm rõ các từ vựng nước ngoài. Độ trễ thấp, thuật toán tối ưu giúp cải thiện dịch vụ CSKH. 
  • Tích hợp đa kênh trên 1 phần mềm giúp quản lý và triển khai hiệu quả. 

>>> Xem thêm: Bí quyết nâng cao trải nghiệm khách hàng trong thời đại số

Các chi phí cần để triển khai hiệu quả chiến lược Inbound Marketing

Có 8 loại chi phí cần lưu ý khi triển khai chiến dịch Inbound Marketing: 

Thời gian

Thời gian là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một chiến dịch Inbound Marketing. Thời gian triển khai, thời gian thuê dịch vụ ngoài nếu không tự triển khai được, thời gian để thấy kết quả. Thông thường, một chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả có thể mất vài tháng để nhận về traffic và khách hàng tiềm năng. 

Chi phí đề ra các kế hoạch, chiến lược

Để một chiến dịch Inbound Marketing có thể thành công, cần phải có một chiến lược cụ thể. Chẳng hạn như: Nghiên cứu tính cách người mua; đề xuất giá trị và định vị thị trường; nhận diện thương hiệu và hướng đi; mục tiêu marketing. Nếu doanh nghiệp chưa có chiến lược vững chắc, có thể cần một chuyên gia trong ngành tư vấn.

Chi phí phần mềm marketing

Dù không bắt buộc, nhưng các phần mềm marketing hỗ trợ khá nhiều trong việc thực hiện và phân tích Inbound Marketing dễ dàng. 

Có rất nhiều phần mềm marketing tiện ích để lựa chọn như: Infusionsoft; HubSpot; …

Chi phí thiết kế trang web

Để khách hàng tiềm năng quay trở lại, yếu tố thẩm mỹ trong website cũng được đề cao. Vì vậy thiết kế web là không thể thiếu trong quỹ ngân sách phải chi của doanh nghiệp. Bởi một trang web có thiết kế không bắt mắt thì khách hàng có thể bỏ qua. 

>>> Xem thêm: OMICall – Giải pháp tổng đài doanh nghiệp thời đại 4.0

Chi phí sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung luôn quan trọng. Content marketing có thể tự học và tự điều chỉnh cho các dự án của doanh nghiệp nhưng sẽ tốn khá nhiều thời gian. Điều cần thiết là nên tự xây dựng một team content cho doanh nghiệp. Hoặc thuê một bên thứ 3, như các đơn vị agency để sáng tạo content. Tùy thuộc vào độ dài của bài viết và lĩnh vực mà sáng tạo content sẽ có mức chi phí khác nhau.

Inbound Marketing là gì? Sáng tạo nội dung cũng rất quan trọng trong Inbound Marketing
Inbound Marketing là gì? Sáng tạo nội dung cũng rất quan trọng trong Inbound Marketing

Tối ưu SEO

Một trong các yếu tố quan trọng trong chiến dịch Inbound Marketing là cần phải tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website.

Mục tiêu hướng đến là:

  • Thu hút được số lượng người dùng truy cập vào website.
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng tăng.
  • Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Các khoản cần phải chi trả:

  • Mức lương cho đội ngũ kỹ thuật SEO làm fulltime. 
  • Chạy quảng cáo có trả phí  

Social media

Thương hiệu xuất hiện trên nhiều kênh mạng xã hội khác nhau, người dùng sẽ biết đến thương hiệu càng cao. Đây là việc tốn nhiều thời gian nhất. Từ tạo ra content, quản lý số lượng content. Và làm sao cho content viral, thu hút khách hàng tiềm năng. Do vậy, luôn cần một người quản lý social media. Và khoản chi phí cần đầu tư chính là mức lương cho người trực tiếp quản lý kênh Social media.

Chi phí trả cho mỗi lần click vào quảng cáo trả tiền (PPC)

Quảng cáo trả tiền (Pay per click) là một trong những phần quan trọng nhất hiện nay. Nếu không có nhiều kinh nghiệm làm việc với PPC, thì doanh nghiệp nên thuê một chuyên gia tư vấn hoặc agency để quản lý các chiến dịch PPC. Nếu các chiến dịch và các trang tương ứng được tối ưu hóa một cách chính xác, bạn sẽ thấy ROI dương trên khoản đầu tư PPC. Điều này có nghĩa đã mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Những điều cơ bản bạn nên biết về thuê dịch vụ Call Center

Tạm kết

Mong rằng bài viết phía trên đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm Inbound Marketing là gì?  Inbound Marketing là yếu tố quan trọng trong việc triển khai các chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Thời đại 4.0 phát triển, sự ảnh hưởng của mô hình Inbound Marketing được coi là tất yếu nên ứng dụng. 

 

 

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT 

  • Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
  • Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh

 

5/5 - (2 bình chọn)

Author

BTV Thuý Vân

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us