Kỹ Năng Kinh Doanh Kỹ Năng Marketing

Mô hình Canvas là gì? Cách ứng dụng hiệu quả nhất 2023

Mô hình Canvas là gì?
Thời gian đọc: 9 phút

Thuật ngữ mô hình Canvas không còn quá xa lạ với những người làm kinh doanh trong giai đoạn tạo dựng doanh nghiệp. Đây là một mô hình nhận được sự ưa chuộng và áp dụng rộng rãi của rất nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới.

Vậy mô hình Canvas là gì? Ứng dụng mô hình Canvas như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng OMI tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Mẫu kịch bản gọi điện chăm sóc khách hàng hay nhất

Tổng đài ảo đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam
Tổng đài ảo đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam

Mô hình Canvas là gì?

Tên tiếng anh của mô hình Canvas là Business Model Canvas (BMC). Đây là một giải pháp hữu hiệu nổi tiếng trên thế giới được phát triển bởi doanh nhân người Thụy Sĩ – Alexander Osterwalder Alexander Osterwalder. 

Mô hình Canvas là một công cụ đơn giản và hiệu quả để mô tả 1 mô hình kinh doanh hoặc một sản phẩm mới nào đó. Nó là một bảng đồ họa được chia thành các thành phần khác nhau giúp người dùng tập trung vào các yếu tố quan trọng trong 1 mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm.

Mục tiêu của mô hình Canvas là định hướng, triển khai kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được sự ổn định và gia tăng lợi nhuận.

Mô hình Canvas là gì?
Mô hình Canvas là gì?

Tại sao cần áp dụng mô hình Canvas trong kinh doanh?

Các dự án khởi nghiệp thành công sẽ không bao giờ ngay lập tức tung ra ý tưởng đầu tiên ra thị trường. Thay vào đó, sản phẩm/dịch vụ của họ thường phải trải qua rất nhiều lần thử nghiệm, sửa đổi để đưa ra bản hoàn thiện cuối cùng. 

Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố quan trọng của 1 mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm/dịch vụ mới, giúp cho việc phát triển chiến lược và quản lý dễ dàng hơn.

Tương tự vậy, doanh nghiệp sẽ gặp ít vấn đề rủi ro và bền vững hơn nếu họ cân nhắc 1 vài mô hình kinh doanh trước khi quyết định áp dụng một mô hình cụ thể nào đó.

Với những người muốn khởi nghiệp, đặc biệt là đam mê kinh doanh, mô hình Canvas sẽ đem tới cách thức vận dụng hữu hiệu cũng như đơn giản hóa mọi chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

>>> Xem thêm: Tôn trọng khách hàng – Bí quyết giúp doanh nghiệp thành công

Mô hình Canvas và những lợi ích tuyệt vời

Bằng việc đơn giản hóa các bản kế hoạch kinh doanh cồng kềnh theo một cách trực quan nhất, mô hình Canvas đã được hưởng ứng rộng rãi trong giới kinh doanh vì lợi ích và hiệu quả mà nó đem lại, cụ thể:

Hiểu rõ mô hình kinh doanh

Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố khác nhau trong mô hình kinh doanh của họ. Từ đó, dễ dàng có những định hướng và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh.

Tối ưu hóa chi phí, nguồn lực

Với mô hình Canvas, doanh nghiệp có thể xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện mô hình kinh doanh và tìm cách tối ưu hóa các chi phí 1 cách hiệu quả.

Phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả

Không chỉ cung cấp thông tin về khách hàng và các kênh tiếp thị. Mô hình Canvas còn giúp chủ doanh nghiệp xác định nhiều cách tiếp cận khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ.

Giúp thấu hiểu đối thủ

Dựa vào việc phác họa ra mô hình Canvas của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về những ưu/nhược điểm, những gì có thể làm và những gì không thể làm của đối thủ. Từ đó, nhà quản lý sẽ có chiến lược cụ thể và thiết kế 1 mô hình kinh doanh phù hợp hơn cho doanh nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: Mẫu phiếu khảo sát khách hàng được dùng nhiều nhất 2023 

Mô hình Canvas và 4 lợi ích tuyệt vời
Mô hình Canvas và 4 lợi ích tuyệt vời

9 yếu tố trụ cột trong mô hình Canvas

9 yếu tố giá trị trong mô hình Canvas đại diện cho 4 mặt chính của một doanh nghiệp (khách hàng, giá trị, khả năng tài chính và cơ sở vật chất). Hãy cùng tìm hiểu chi tiết phần dưới đây để nắm được 9 danh mục chính trong khung mô hình canvas là gì.

Phân khúc khách hàng (Customer segments)

Phân khúc khách hàng là phần mô tả đối tượng mục tiêu hoặc người tiêu dùng đang gặp vấn đề nào đó mà doanh nghiệp có khả năng giải quyết. Đây được cho là 1 trong những phần rất quan trọng trong khung mô hình canvas. Bởi vì người dùng chính này sẽ xác định toàn bộ chiến lược và phương pháp tiếp cận của doanh nghiệp. 

Để dễ dàng xác định thị trường mục tiêu, chủ doanh nghiệp có thể phân chia thành 05 thị trường nhỏ sau đây để phân tích:

  1. Thị trường đại chúng (mass market)
  2. Thị trường hỗn hợp (multi-sided market)
  3. Thị trường ngách (niche market)
  4. Thị trường đa dạng phân khúc
  5. Thị trường đa dạng tệp khách hàng

Giải pháp giá trị (Value proposition)

Sau khi xác định chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên những đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp có thể tiến hành đề xuất các giá trị. Có thể hiểu đơn giản, đây là lý do mà khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì chọn sản phẩm của đối thủ. Điều này sẽ được thể hiện qua 2 đặc điểm:

  • Sản phẩm, dịch vụ khách hàng của công ty mang lại những giá trị gì cho người dùng? 
  • Lý do khách hàng nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?

Các hoạt động chính (Key activities)

Các hoạt động chính bao gồm những hạng mục công việc mà doanh nghiệp cần triển khai để đảm bảo việc kinh doanh thành công, bao gồm các hoạt động như: 

  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm;
  • Hoạt động sản xuất;
  • Quản lý hệ thống phân phối;
  • Marketing thu hút khách hàng;
  • Vận hành cửa hàng;
  • Chăm sóc khách hàng sau bán hàng,…

Ví dụ: Với ý tưởng kinh doanh mở quán bán trà sữa thì hoạt động chính sẽ bao gồm: Mua nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, quảng bá sản phẩm, bán trà sữa,…

Nguồn lực chính (Key resources)

Nguồn lực chính là những tài nguyên cần có để hoạt động kinh doanh được thực hiện như: Tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực tri thức, nhân lực. Việc liệt kê các nguồn lực rất quan trọng, chúng giúp bạn hình dung rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp cho khách hàng.

Mỗi nguồn lực khác nhau sẽ tác động khiến bạn lên kế hoạch kinh doanh khác nhau. Vì vậy, dựa vào việc suy nghĩ về các nguồn lực cần thành lập, doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng xác định được những nguồn lực nào cần thiết.

9 yếu tố trụ cột trong mô hình Canvas
9 yếu tố trụ cột trong mô hình Canvas

Nhà cung cấp và đối tác chính (Key suppliers and partners)

Để công việc kinh doanh hoạt động hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với các đối tác. Có thể tham khảo 4 cách thức quan hệ đối tác sau:

  • Liên minh chiến lược;
  • Hợp tác cùng phát triển;
  • Liên doanh;
  • Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và đối tác.

Ví dụ: Bạn có thể cùng đối tác tổ chức một sự kiện online hoặc offline về chủ đề nổi bật nào đó trong xã hội, tặng ưu đãi/voucher cho nhóm khách hàng mục tiêu khi họ đến trải nghiệm.

Kênh phân phối (Channels)

Đối với kênh phân phối, bạn cần mô tả các kênh truyền thông và kênh phân phối mà bạn dự kiến sử dụng để tiếp xúc với khách hàng. Dựa vào 3 kênh dưới đây, bạn có thể cung cấp đến khách hàng những giá trị mục tiêu mà họ mong muốn. 

  • Kênh phân phối trực tiếp: Bán hàng tại cửa hàng, đội bán hàng trực tiếp, nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm,…
  • Kênh phân phối gián tiếp: Cửa hàng của đối tác, đại lý bán hàng, nhà bán lẻ,…
  • Kênh phân phối online: Gian hàng trên mạng: Website, Fanpage, Facebook, Instagram, TikTok,… 

Riêng các công ty startup, xác định kênh của khách hàng là bước đầu tiên cần làm trước khi xác lập kênh phân phối. Sau đó, bạn cần phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh của kênh phân phối và xây dựng các kênh khách hàng mới.

Quan hệ khách hàng (Customer relationships)

Quan hệ khách hàng trong mô hình Canvas là các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn xây dựng với khách hàng của mình. Nói cách khác, yếu tố này trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để thu hút khách hàng mới hoặc giữ chân khách hàng cũ? 

Đầu tiên, bạn cần xác định mối quan hệ khách hàng mà bạn muốn xây dựng. Sau đó, đánh giá các giá trị của khách hàng dựa trên tần suất mua hàng. Việc đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp bạn có nguồn doanh thu ổn định.

Nguồn doanh thu (Revenue streams)

Nguồn doanh thu sẽ trình bày chi tiết cách doanh nghiệp kiếm được  doanh thu từ phí dịch vụ, tỷ lệ cố định, đăng ký,…

Phần này cũng có thể bao gồm thông tin về những gì khách hàng muốn trả cho sản phẩm/dịch vụ và bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào được cung cấp miễn phí. 

Cơ cấu chi phí (Cost structure)

Đây là số tiền chủ doanh nghiệp cần chi trả để vận hành công ty của mình, cơ cấu chi phí sẽ quyết định tới giá của sản phẩm/dịch vụ. Những chi phí thiết yếu để vận hành doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu đầu vào;
  • Chi phí làm việc với đối tác;
  • Đầu tư trang thiết bị máy móc;
  • Tiền thuê mặt bằng;
  • Tiền trả lương nhân viên;
  • Chi phí marketing và bán hàng;

Tất cả cơ cấu chi phí trên sẽ ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Như vậy, đó cũng là tổng thể mọi vấn đề của doanh nghiệp được hệ thống trong 9 yếu tố giá trị của mô hình Canvas. Khi đã hiểu khách hàng muốn gì, bạn có thể thiết kế ra mô hình kinh doanh với thông điệp lớn, tập trung nguồn lực và hành động cụ thể. Từ đó, mang lại cho khách hàng những giá trị độc đáo mà đối thủ khác không có.

>>> Xem thêm: Mẫu kịch bản telesale spa giúp gia tăng hiệu quả đến 99%

Case Study: Những doanh nghiệp ứng dụng mô hình Canvas thành công 

Chính vì sự đơn giản, dễ hiểu và hữu ích, mô hình Canvas được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới, cụ thể là Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình Canvas và đạt được hiệu quả tích cực như: Mô hình Canvas của Apple, Uber, BMW, Vinamilk, Nestlé, Tiki, Grab,…

Dưới đây là ví dụ cụ thể được 2 doanh nghiệp lớn áp dụng thành công mô hình Canvas.

Vinamilk

Mô hình Canvas của Vinamilk
Mô hình Canvas của Vinamilk

Grab

Mô hình Canvas của Grab
Mô hình Canvas của Grab

Tạm kết

Có thể thấy, mô hình kinh doanh Canvas là một mô hình không giới hạn. Nó là một công cụ tuyệt vời đối với những người có niềm đam mê với kinh doanh. Tuy nhiên, không sử dụng Canvas cũng không sao, nhưng nếu bạn sử dụng, nó sẽ là nền tảng quan trọng giúp bạn hệ thống lại các thông tin và tiếp tục phát triển những ý tưởng. 

Hy vọng qua những thông tin bao quát về mô hình Canvas là gì trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. 

OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT

  • VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.
5/5 - (1 bình chọn)

Author

Khánh Linh BTV

Khánh Linh - Junior Content Marketing. Là người vui vẻ, hòa đồng và thích sáng tạo. Mọi người có thể kết nối với mình qua: khanhlinh202work@gmail.com

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us