CRM không phải là một thuật ngữ quá xa lạ đối với các nhà quản lý nhưng đối với nhiều người không thuộc lĩnh vực này thì đây vẫn được xem là một thuật ngữ mới. Để hiểu hơn về CRM là gì? Mời bạn tham tham khảo qua bài viết dưới đây.
CRM là gì?
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management, có nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng. CRM là một phương pháp tiếp cận khách hàng, giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với khách hàng đang có và tìm kiếm khách hàng mới dễ dàng hơn.
Ngày nay, người ta thường nhắc đến CRM như là một phần mềm hoặc một hệ thống quản lý, công cụ lưu trữ thông tin. CRM được tạo ra với nhiều mục tiêu khác nhau. Bên cạnh việc cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, CRM chủ yếu là thu hút và chăm sóc khách hàng. Nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi tạo doanh thu cho công ty.
>>> Tham khảo thêm: Social Proof là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về Social Proof
Chức năng của CRM
Những chức năng chính của CRM dưới đây chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ và có mong muốn áp dụng ngay hệ thống CRM vào các khâu quản lý trong doanh nghiệp.
Quản lý liên lạc khách hàng
CRM giúp doanh nghiệp lưu trữ và quản lý tất cả các thông tin liên lạc với khách hàng, bao gồm email, số điện thoại, các cuộc gọi, cuộc hẹn,…vv. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi lịch sử tương tác với khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Quản lý bán hàng
CRM giúp doanh nghiệp quản lý quy trình bán hàng từ đầu đến cuối, từ việc tìm ra khách hàng tiềm năng, chốt đơn hàng, cho đến khâu vận chuyển. Điều này giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả bán hàng và giảm tối đa chi phí.
Quản lý dịch vụ khách hàng:
CRM giúp doanh nghiệp quản lý và cung cấp dịch vụ khách hàng một cách tốt hơn. Thông qua việc theo dõi các vấn đề của khách hàng và đảm bảo rằng tất cả các vấn đề được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Quản lý marketing
Trong quản lý marketing, CRM có khả năng phân tích được dữ liệu khách hàng để hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì. Từ đó, đội ngũ marketing có thể xây dựng những chiến lược tiếp thị, quảng cáo phù hợp và đạt hiệu quả cao.
>>> Xem thêm: User Generated Content là gì? Vũ khí marketing lợi hại cho doanh nghiệp
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống CRM?
CRM được biết đến là một nền tảng điện toán đám mây có khả năng lưu trữ thông tin lớn, và hỗ trợ tối đa các khâu quản lý trong doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống CRM còn có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Chính vì thế, CRM mang đến không ít những lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính mà CRM mang đến cho doanh nghiệp.
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
CRM cải thiện sự hài lòng của khách hàng bằng cách thu thập tất cả thông tin của khách hàng, các nhu cầu, mong muốn của họ. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đề xuất, tư vấn các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Ngoài ra, các vấn đề mà khách hàng gặp phải cũng được CRM theo dõi, đảm bảo các vấn đề được giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
>>> Xem thêm: Chăm sóc khách hàng hiệu quả với hệ thống tổng đài OMICall
Tăng hiệu suất làm việc
CRM giúp cải thiện các quy trình quản lý bán hàng, quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình marketing. Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Giảm chi phí
Doanh nghiệp không phải tốn tiền thuê nhân sự để quản lý nhiều như trước nữa, hệ thống CRM sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và quản lý các quy trình quản lý. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí.
Tăng doanh thu
Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và các chính sách đãi ngộ khác. Thì hiển nhiên khách hàng sẽ có xu hướng quay lại tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Thậm chí, khách hàng còn trở thành một kênh truyền thông không tốn phí giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng.
Nhận Ebook: “Dành Cho Nhà Quản Lý – Nâng Cấp 06 Kỹ Năng Lãnh Đạo Thời Đại Số”
Các loại hệ thống CRM
Hệ thống CRM được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên những yếu tố như ngành nghề, chức năng hoặc quy mô doanh nghiệp.
Dựa trên nền tảng:
- CRM tại chỗ: là loại CRM được cài đặt và lưu trữ trên máy chủ của doanh nghiệp. CRM tại chỗ cung cấp nhiều tính năng và dễ tùy chỉnh hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi thường xuyên bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật.
- CRM đám mây: là loại CRM được lưu trữ và truy cập trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. CRM đám mây dễ dàng triển khai và sử dụng. Tuy nhiên, có ít tính năng hơn nhưng bù lại chi phí đầu tư thấp.
Dựa trên chức năng quản lý
- Quản lý liên hệ khách hàng;
- Quản lý quy trình bán hàng;
- Quản lý marketing;
- Quản lý dịch vụ khách hàng.
Dựa trên quy mô doanh nghiệp
- CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ (SME): CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ thường có giá cả phải chăng và dễ sử dụng.
- CRM dành cho doanh nghiệp vừa và lớn (SMB): CRM dành cho doanh nghiệp vừa và lớn thường có nhiều tính năng và tùy chỉnh hơn CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ.
- CRM dành cho doanh nghiệp lớn: CRM dành cho doanh nghiệp lớn thường có khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác.
Theo ngành
- CRM bán lẻ: CRM bán lẻ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp bán lẻ, chẳng hạn như theo dõi doanh số bán hàng, quản lý hàng tồn kho và phân tích dữ liệu khách hàng.
- CRM dịch vụ: CRM dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như theo dõi các vấn đề của khách hàng, quản lý lịch hẹn và hỗ trợ khách hàng.
- CRM sản xuất: CRM sản xuất được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, chẳng hạn như theo dõi đơn đặt hàng, quản lý chuỗi cung ứng và phân tích dữ liệu sản xuất.
Tạm kết
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống CRM là gì? CRM là một công cụ quan trọng giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp chưa sử dụng hệ thống CRM có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng CRM vào quy trình quản lý.
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: https://omicall.com/
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.