Mô hình SWOT hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trong các chiến lược của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn SWOT là gì và cách thiết lập một ma trận SWOT thật nhanh chóng mà hiệu quả dưới bài viết này nhé!
SWOT là gì
SWOT là tổ hợp viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là phương pháp phổ biến dùng để phân tích các kế hoạch chiến lược. Với mục đích đánh giá tình hình hiện tại của một doanh nghiệp, một cá nhân, tổ chức, hay thậm chí là một dự án.
>>> Xem thêm: Smart Goals Là Gì? Bí Quyết Thiết Lập Mục Tiêu Thông Minh
4 yếu tố trong mô hình SWOT
Giống như cái tên, mô hình SWOT có chức năng xác định các yếu tố về nội bộ (Điểm mạnh, Điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài (Cơ hội, Thách thức) có tầm ảnh hưởng tới các mục tiêu cuối. Từ đó, hỗ trợ người sử dụng xây dựng chiến lược phù hợp để phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức.
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh là yếu tố nội bộ, nó thể hiện những mặt tốt và tích cực, là những gì doanh nghiệp đang có thể kiểm soát trong tầm tay. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để đạt được các kế hoạch, mục tiêu.
Ví dụ
- Sản phẩm và dịch vụ vượt trội, chất lượng tốt
- Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao
- Hình ảnh thương hiệu tích cực, uy tín
- Hệ thống lãnh đạo, quản lý chất lượng, hiệu quả
- Tài chính ổn định, dồi dào
Điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu cũng chính là yếu tố từ nội bộ, là những gì khó khăn, cản trở bạn đạt được mục tiêu.
Ví dụ
- Giá thành sản phẩm cao
- Các kênh bán hàng, phân phối ít, không hiệu quả
- Hoạt động marketing không được chú trọng và đẩy mạnh
- Hệ thống máy móc, công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp
- Nhân lực không có trình độ chuyên môn
Cơ hội (Opportunities)
Cơ hội thuộc yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn. Nó là những xu hướng, chính sách, sự kiện có lợi cho doanh nghiệp.
Ví dụ
- Thị trường đang ưa chuộng các dòng sản phẩm của doanh nghiệp bạn
- Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm mới
- Khó khăn của đối thủ cạnh tranh
- Các chính sách ưu đãi có lợi từ nhà nước
- Doanh nghiệp đang mở rộng thị trường, sản xuất các sản phẩm hoàn toàn mới
- Xu hướng của mạng xã hội
Thách thức (Threats)
Thách thức là những yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát và mang lại những bất lợi, khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ
- Sự suy thoái của nền kinh tế
- Sự cạnh tranh cao vì có quá nhiều đối thủ mạnh
- Chính sách thuế không có lợi
- Sự phát triển chóng mặt của công nghệ
- Thiên tai (hạn hán, lũ lụt, sóng thần, động đất…), dịch bệnh (covid 19).
>>> Xem thêm: OKR Và KPI: Sự Khác Biệt Và Cách Kết Hợp Hiệu Quả
Ứng dụng của mô hình SWOT
Mô hình SWOT sẽ đem lại hiệu quả rất đáng kể khi được áp dụng một cách thích hợp. Có thể tham khảo một số trường hợp ứng dụng mô hình SWOT dưới đây:
Khi tiến hành kế hoạch kinh doanh: lúc này SWOT sẽ phát huy tác dụng đánh giá toàn cảnh về các yếu tố chủ quan và khách quan để kế hoạch hoạt động kinh doanh trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Khi cần lập kế hoạch chiến lược: SWOT sẽ xác định cơ hội mà doanh nghiệp có thể nắm bắt và liệt kê các rủi ro sẽ phải đối mặt.
Khi đứng trước quyết định quan trọng: Trước khi ra mắt sản phẩm mới, đổi mới chiến lược marketing, mở rộng thị trường, tiến hành sáp nhập,… mô hình SWOT sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại, đánh giá lại bản thân để có hướng đi đúng đắn nhất.
Khi chuẩn bị cạnh tranh gay gắt với đối thủ: Phân tích SWOT vào thời điểm này sẽ đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân và cả đối thủ, từ đó có kế hoạch cạnh tranh phù hợp.
Khi gặp vấn đề quản lý nội bộ: SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá và cải thiện nhân lực, các vấn đề trong quy trình quản lý, văn hóa công ty.
>>> Xem thêm: Mô Hình O2O Là Gì? Xu Hướng Kinh Doanh Thống Trị Tương Lai
Hướng dẫn xây dựng ma trận SWOT cho doanh nghiệp
Bước 1: Cần xác định rõ ràng mục tiêu muốn phân tích
Mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết thì sẽ càng dễ tập trung khai thác. Mỗi kế hoạch, mỗi phòng ban, mỗi dự án thì sẽ có những mục tiêu khác nhau. Có thể là phân tích sản phẩm mới, tìm hiểu xu hướng thị trường, giải quyết khủng hoảng truyền thông…
Bước 2: Thu thập thông tin từ nội bộ, từ bên ngoài (Thị trường, đối thủ) và liệt kê các yếu tố trong ma trận SWOT
- Điểm mạnh: Những yếu tố nội bộ là căn cứ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
- Điểm yếu: Những yếu tố nội bộ cản trở doanh nghiệp tiến tới mục tiêu.
- Cơ hội: Những yếu tố bên ngoài có lợi cho mục tiêu của doanh nghiệp
- Thách thức: Những yếu tố bên ngoài có thể gây cản trở quá trình đạt được mục tiêu
Bước 3: Phân tích và đánh giá
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố đã liệt kê và đưa ra chiến lược phù hợp thống nhất.
Bước 4: Lên kế hoạch hành động
Xác định các bước cụ thể và tiến hành chiến lược.
Tạm kết
Ma trận SWOT chính là sự lựa chọn sáng suốt khi doanh nghiệp đang gặp vấn đề với các mục tiêu của mình. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi SWOT là gì và cung cấp những thông tin hữu ích để doanh nghiệp có thể áp dụng khi cần thiết.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng).
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh