Sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá thành, chất lượng sản phẩm. Hay sự hài lòng của khách hàng đều khiến các doanh nghiệp phải luôn hết mình để đem lại giá trị tốt nhất so với đối thủ. Khi đó mô hình chuỗi giá trị được áp dụng phổ biến. Vậy mô hình chuỗi giá trị triển khai như thế nào và phương pháp tiếp cận nó ra sao?
Mô hình chuỗi giá trị là gì?
Mô hình chuỗi giá trị (Value Chain) là một mô hình kinh doanh mô tả quy trình cụ thể cùng với các hoạt động hỗ trợ khác. Tạo ra được những giá trị chất lượng cho sản phẩm/dịch vụ. Các hoạt động trong quy trình bao gồm thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Mục tiêu chính của chuỗi giá trị là mang đến giá trị tối đa cho sản phẩm nhưng với một mức giá thấp nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bán Hàng Trực Tiếp – Chiến Lược Tăng Doanh Số Nhờ Thấu Hiểu Khách Hàng
03 lợi ích của mô hình chuỗi giá trị
Mô hình chuỗi giá trị giúp cho:
- Doanh nghiệp cắt giảm tối đa các hao phí, tối ưu hoá chi phí và gia tăng lợi nhuận.
- Xác định được điều gì là có giá trị với khách hàng một cách dễ dàng để từ đó có thể tiết kiệm chi phí, mở rộng giá trị và nâng cao sản xuất hiệu quả.
- Khách hàng nhận được một sản phẩm có chất lượng tốt với một mức chi phí hợp lý.
05 bước tiến hành phân tích mô hình chuỗi giá trị
Để phân tích mô hình chuỗi giá trị, cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định những hoạt động cần thiết
Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hình thành được sản phẩm cuối cùng. Bạn cần xác định được cái nhìn cụ thể nhất về các hoạt động chính và làm điều tương tự với các hoạt động bổ trợ.
Bước 2: Lên kế hoạch chi phí triển khai
Bằng cách lên kế hoạch tính toán chi tiết về chi phí như phí thuê, tiện ích hay các chi phí cho nhân viên, bạn sẽ có được bức tranh cụ thể nhất về từng loại chi phí riêng lẻ và sự tăng, giảm của các loại chi phí này. Điều này cũng giúp bạn tính ra lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra một cách chính xác và dễ dàng.
Bước 3: Đưa ra lợi ích có giá trị cho khách hàng của mình
Nhận thức chính xác những lợi ích có giá trị cho khách hàng sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất lợi nhuận và giá bán của sản phẩm. Hiểu rõ lý do và cách thức khách hàng đưa ra quyết định chi tiêu sẽ giúp bạn xác định được giá trị sản phẩm mà họ nhận thức được.
Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể phân tích chuỗi giá trị của đối thủ cạnh tranh bằng các cách như:
- Chuẩn đối sánh quy trình: So sánh cơ sở quy trình vận hành của doanh nghiệp và cách thực hiện nhiệm vụ của đối thủ.
- Chuẩn đối sánh chiến lược: So sánh chiến lược kinh doanh cấp cao để xác định điểm giúp doanh nghiệp chiến thắng trước đối thủ.
- Chuẩn đối sánh hiệu suất: So sánh các đầu ra như doanh thu, hiệu quả social media, rating khách hàng,…
Bước 5: Tìm ra ưu thế của doanh nghiệp mình
Khi nắm rõ chi phí và giá trị của từng hoạt động trong chuỗi giá trị, bạn có thể phân tích và tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình:
- Chi phí: Nếu chi phí là lợi thế cạnh tranh thì bạn cần cắt giảm hao phí và tối ưu hoá chi phí cho các hoạt động trong mô hình chuỗi giá trị.
- Khác biệt hoá: Nếu sự khác biệt hoá là lợi thế cạnh tranh thì bạn cần đầu tư nhiều nguồn lực và thời gian vào các hoạt động R&D, định vị sản phẩm và nâng cao nhận thức về giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Phân tích chi tiết mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Sự khác nhau giữa mô hình chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Mô hình chuỗi giá trị là một tập hợp đầy đủ các hoạt động có khả năng tạo ra hoặc gia tăng thêm giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ. Còn mô hình chuỗi cung ứng là sự kết nối các hoạt động từ khâu sản xuất, khâu tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh cho đến khâu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Mục đích chung của cả hai mạng lưới này là mang đến những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý đến tay người dùng. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt rõ ràng, cụ thể:
Về ý tưởng đưa ra
Ý tưởng của chuỗi giá trị đến từ việc quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi chuỗi cung ứng bắt nguồn từ việc quản trị hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra sự hợp nhất giữa doanh nghiệp và các hoạt động.
Về các hoạt động triển khai
Chuỗi giá trị thường tập trung đến việc cung cấp và gia tăng giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ. Chuỗi cung ứng tập trung vào việc vận chuyển sản phẩm từ nơi này sang nơi khác.
Mục tiêu của chiến lược
Chuỗi giá trị tạo ra hoặc gia tăng thêm giá trị cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng chiếm được tình cảm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Phương pháp tiếp cận mô hình chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được đánh giá là một phần tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận mô hình này với các phương pháp cơ bản sau:
- Lợi thế về chi phí: Là các chi phí được xác định sau khi doanh nghiệp định hình được các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Nếu một hoạt động cần nhiều nguồn lực thì nó sẽ cần nhiều loại chi phí khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định mối liên hệ giữa các hoạt động để cắt bớt các chi phí không cần thiết.
- Lợi thế về sự khác biệt: Doanh nghiệp nên xác định những hoạt động mang đến giá trị cao nhất cho khách hàng, đánh giá chiến lược để tập trung cải thiện giá trị. Nâng cấp tính năng sản phẩm hay tập trung vào dịch vụ khách hàng là cách cải thiện giá trị hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bí Quyết Xây Dựng Sức Mạnh Thương Hiệu
Tạm kết
Một mô hình chuỗi giá trị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả chi phí hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi qua:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng).
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.