Công nghệ VoIP hiện nay đã không còn xa lạ bởi nó được ứng dụng và sử dụng rộng rãi vào các thiết bị công nghệ, điện tử viễn thông,… Tuy nhiên nó vẫn còn khá mới đối với một số ngành nghề chưa ứng dụng được loại hình công nghệ này. Cùng OMICall tìm hiểu về công nghệ VoIP và những ứng dụng của công nghệ này trong thực tế trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về công nghệ VoIP
Công nghệ VoIP là gì?
VoIP – Voice over Internet Protocol hiểu đơn giản là âm thanh được truyền đi bằng các giao thức internet. Bằng phương pháp sử dụng nền tảng công nghệ chuyển mạch gói. Âm thanh sẽ được “đóng gói” và “chuyển đi” qua internet. Khác hoàn toàn với phương pháp khá cũ là chuyển mạch kênh. VoIP tận dụng “liền tay” đường truyền mạng có sẵn trong khi đó, chuyển mạch kênh đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng mới hoạt động được.
>>> Xem thêm: Tại sao cần đầu tư giải pháp tổng đài ảo đa kênh?
Ưu điểm của công nghệ VoIP
Miễn phí gọi nội bộ: Hoạt động hoàn toàn qua internet nên khi sử dụng công nghệ VoIP vào mục đích liên lạc, người dùng sẽ được miễn phí hoàn toàn chi phí gọi nội bộ. Ưu điểm này phù hợp cho những doanh nghiệp nhiều phòng ban, chi nhánh,…
Dễ dàng quản lý: Không còn rào cản là hạ tầng viễn thông rườm rà, ban quản lý có thể giám sát và vận hành từ xa, khi chuyển văn phòng thì việc thiết lập lại cũng không mất quá nhiều thời gian và vô cùng dễ dàng
Nhiều tính năng mới vượt trội: Khác với công nghệ cũ, VoIP giúp người dùng có thể ghi âm cuộc gọi, quản lý lịch sử gọi, phân bổ cuộc gọi thông minh,…
Nghe gọi hàng loạt: Khi còn sử dụng nền tảng công nghệ quá cũ như analog, rất nhiều doanh nghiệp gặp nhiều bất cập khi hệ thống chỉ cho phép nghe gọi 1 lần 1 cuộc gọi, gây ra tình trạng máy bận khi nhiều khách hàng liên lạc cùng thời điểm. Nhưng VoIP thì khác, người dùng có thể nghe gọi hàng loạt nhiều cuộc gọi ở cùng một thời điểm. Tạo ra một trải nghiệm sử dụng tốt nhất, liền mạch nhất.
Không giới hạn vị trí địa lý: Chỉ cần có internet sẽ có thể sử dụng ngay công nghệ này.
Nhược điểm của công nghệ VoIP
VoIP bắt buộc người dùng nếu muốn triển khai hệ thống thì phải thoả 2 điều kiện chính là Điện và Internet. Tuy nhiên ngày nay đã có nhiều giải pháp có thể xử lý được vấn đề này như máy phát điện dự phòng, bộ lưu điện. Đối với internet thì chúng ta có thể kéo thêm đường truyền mạng dự phòng.
>>> Xem thêm: Quan điểm sai lầm về công nghệ VoIP bạn nên biết
Các hình thức kết nối của công nghệ VoIP trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, VoIP được ứng dụng rộng rãi vào việc kết nối bằng phần cứng (Qua adapter hoặc điện thoại). Ngoài ra, VoIP hỗ trợ doanh nghiệp kết nối qua phần mềm (Ứng dụng gọi thoại). Sau đây là vài hình thức kết nối phổ biến thường thấy trong doanh nghiệp của công nghệ này.
Kết nối với điện thoại analog
Tuy VoIP chỉ hỗ trợ người dùng gọi thoại qua đường truyền mạng, nhưng có một thiết bị là điện thoại analog (ATA) hay còn tên gọi khác là gateway FSX có thể chuyển tín hiệu thông thường sang tín hiệu số để có thể gọi điện qua internet.
Kết nối với điện thoại IP
Đối với doanh nghiệp sử dụng điện thoại IP thì sẽ đơn giản hơn thiết bị analog vì không cần đến adapter. Chỉ cần kết nối trực tiếp với Ethernet là có thể sử dụng được.
>>> Xem thêm: Những tiêu chí khi mua tổng đài ảo vô cùng quan trọng
Ứng dụng của công nghệ VoIP vào thực tế
Over The Top App (OTT)
OTT là những ứng dụng, nội dung có chứa âm thanh, video,… hoạt động dựa trên nền tảng internet và không chịu sự can thiệp từ bất kỳ cơ quan và nhà cung cấp nào. Và điểm chung chính là các ứng dụng này đều thực hiện cuộc gọi dựa trên công nghệ VoIP.
Một số ứng dụng mạng xã hội sử dụng công nghệ VoIP:
- Facebook Messenger
- Zalo
- Viber
- Skype
- Telegram
Tổng đài VoIP, điện thoại IP, Softphone
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã đầu tư hệ thống tổng đài VoIP (Hay còn gọi là tổng đài ảo) với sự tối ưu từ chi phí vận hành, đầu tư ban đầu và hàng loạt tính năng vượt trội. Mang lại trải nghiệm không thể tốt hơn cho khách hàng, tiết kiệm chi phí lên đến 40% cho doanh nghiệp nhờ có công nghệ VoIP.
Ngoài ra, nó còn được ứng dụng vào các thiết bị đầu cuối trong tổng đài như: Điện thoại IP, Softphone, gateway,…
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về softphone
Lời kết
Hy vọng bài viết “Tìm hiểu về công nghệ VoIP – Ứng dụng của VoIP vào thực tế” sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về công nghệ VoIP và ứng dụng thành công cho doanh nghiệp mình.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ tổng đài ảo, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0899 90 98 68 – 0287 1010 898
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh