Kỹ Năng Marketing

Thương hiệu cá biệt là gì? Ưu và nhược điểm của thương hiệu này

Thương hiệu cá biệt là gì? Ưu và nhược điểm của thương hiệu này
Thời gian đọc: 4 phút

Thương hiệu cá biệt có những đặc điểm nổi bật góp phần không nhỏ cho sự thành công của chiến lược thương hiệu. Vậy thương hiệu cá biệt là gì? Có những ưu nhược điểm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trọn vẹn nhất.

Thương hiệu cá biệt là gì?

Có thể hiểu thương hiệu cá biệt (hay còn gọi là thương hiệu riêng, thương hiệu cá thể) là cách gọi về thương hiệu của từng tên chủng loại, dịch vụ hay hàng hóa cụ thể. 

Tổng đài ảo đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam
Tổng đài ảo đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam

Đối với loại hình thương hiệu này, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ sẽ giống như là “đứa con” mới của doanh nghiệp với tên gọi thương hiệu riêng biệt. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều thương hiệu “con” khác nhau do sản xuất và kinh doanh đa dạng nhiều loại hàng hóa khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp tuy có quy mô vừa và nhỏ nhưng lại năng động, sáng tạo thường sẽ chọn mô hình thương hiệu cá biệt này để thâm nhập vào một thị trường mới. Mặc dù có thể trên thị trường đã có nhiều các thương hiệu khác cho loại mặt hàng đó, nhưng nếu doanh nghiệp đã xác định được một tệp khách hàng riêng biệt và loại mặt hàng của doanh nghiệp có ưu điểm nổi bật hơn so với các sản phẩm khác  cùng loại thì đây vẫn được xem như là “một làn gió mới” để khách hàng đón nhận và trải nghiệm.

>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Quy trình xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Những ưu và nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt

Mô hình thương hiệu cá biệt được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề với những tệp khách hàng khác nhau. 

Ưu điểm

  • Dễ dàng thâm nhập vào thị trường mới: Một thương hiệu mới khi ra mắt thị trường thường gây kích thích sự tò mò của khách hàng, việc này góp phần giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường nhanh chóng và thương hiệu mới sẽ thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.
Một thương hiệu mới khi ra mắt thị trường thường gây kích thích sự tò mò của khách hàng
Một thương hiệu mới khi ra mắt thị trường thường gây kích thích sự tò mò của khách hàng
  • Giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra: Nghĩa là khi hàng hóa xảy ra sự cố, hoặc một sản phẩm nào đó bị người tiêu dùng tẩy chay thì sẽ không gây ảnh hưởng đến các sản phẩm khác cũng như uy tín của doanh nghiệp sẽ vẫn được đảm bảo một cách tốt nhất. Thương hiệu của sản phẩm hay dịch vụ đó có thể bị thất bại nhưng uy tín của doanh nghiệp gần như là không bị ảnh hưởng.

>>> Xem thêm: Mô hình PESTEL Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Trong Chiến Lược Phân Tích

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư cho thương hiệu mới là khá lớn: Đây là vấn đề tài chính yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư tiền của, công sức khá nhiều để phát triển thương hiệu do phải phát triển theo từng thương hiệu riêng lẻ khác nhau. 
  • Không được kế thừa sự nổi tiếng đã có từ trước: Các sản phẩm ra đời sau không tận dụng được những gì có sẵn mà thương hiệu của sản phẩm ra đời trước đã xây dựng thành công. Có nghĩa là, thương hiệu mới sẽ không thể khai thác được những lợi thế mà các thương hiệu đi trước đã tạo ra, cũng như sẽ không nhận được “tiếng thơm” sẵn có nhờ uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi thương hiệu mới đều sẽ phải tự từng bước đi lên, gồng mình vượt qua những khó khăn của thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt và sự đánh giá khắt khe từ người tiêu dùng.

>> Xem thêm: <a href=

>> Xem thêm: 8 Ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử thu hút khách hàng

  • Cần phải có đội ngũ quản trị thương hiệu chuyên nghiệp: Nếu chọn đi theo loại hình thương hiệu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu một đội ngũ nhân viên quản trị thương hiệu giàu kinh nghiệm để vạch ra chiến lược rõ ràng, phù hợp cho mỗi thương hiệu tương ứng với từng thị trường khác nhau.
  • Cần phải xác định chiến lược cụ thể: Để phát triển từng thương hiệu mới thành công thì doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược rõ ràng cho mỗi thương hiệu đó. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tệp khách hàng và phân khúc thị trường nhanh chóng, cắt giảm những chi phí không đáng có…

Tạm kết

Trên đây là sự phân tích các đặc điểm cũng như ưu nhược điểm và ví dụ điển hình của thương hiệu cá biệt là gì. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của OMICall đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, đáp ứng được mục đích tìm kiếm.

 

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT

  • VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
  • VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author

BTV Thuý Vân

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us