Sau sự kiện ông lớn Facebook đổi tên, Metaverse trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm qua. Vậy thật sự Siêu vũ trụ ảo này là gì, liệu sẽ có một cuộc cách mạng mới về công nghệ nổ ra không?
Metaverse là gì?
Nhiều người lầm tưởng khái niệm này mới xuất hiện gần đây nhưng thật ra đã có rất lâu. Từ Metaverse lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash trong thế giới này mọi người có thể tương tác với nhau qua nhân vật ảo của chính mình. Những bộ phim như The Matrix, Avatar sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Sau khi công ty mẹ của Facebook đổi tên thành Meta đã làm đẩy làn sóng đầu tư cho siêu vũ trụ ảo này lên cao hơn bao giờ hết. Metaverse được hình thành từ hai phần, Meta có nghĩa là vô cực, Verse trong universe tức là vũ trụ. CEO Mark Zuckerberg định hướng xây dựng một vũ trụ ảo nơi mà con người có thể tương tác với nhau một cách chân thực nhất bỏ qua giới hạn về vị trí địa lý.
Theo Wall Street Journal, vũ trụ ảo Metaverse không chỉ là nơi để chơi game và giải trí. Đây sẽ là một thế giới tương lai, mang đến sự đổi mới về công nghệ và làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc với các vấn đề thường gặp như giáo dục, kinh tế, quản lý cơ sở,…
Metaverse là bức tranh tổng thể từ các công nghệ có sẵn
Về mặt ý tưởng thì vũ trụ này hình thành từ lâu, tuy nhiên đến thời điểm này mới nổi lên là vì các công nghệ để xây dựng thế giới ảo mới hoàn thiện. Công nghệ Blockchain, NTF, Crypto Currency (tiền mã hóa),… là những viên gạch làm nên Metaverse. Các công cụ như AR, VR, MR là cánh cửa kết nối giữa con người và siêu vũ trụ.
Metaverse sẽ phát triển theo hướng nào?
Cùng muốn xây dựng vũ trụ ảo tuy nhiên có hai trường phái định hình Metaverse. Hướng đi thứ nhất chính là của Facebook, Google, MicroSoft,… tạo ra một thế giới mà mọi người có thể kết nối, tương tác thới nhau vượt qua khoảng cách địa lý mà vẫn mang lại trải nghiệm chân thật nhất. Điển hình là Meta muốn mang cả hệ sinh thái của họ vào vũ trụ ảo để mọi người làm việc, giả trí tại đây.
Trường phái thứ 2 là những công ty làm game, bạn có thể hóa thân thành một nhân vật độc nhất tạo ra những tài sản độc nhất bằng công nghệ NFT. Kinh doanh kiếm lời từ sản phẩm mình tạo ra bằng Crypto.
Dù theo trường phái nào rõ ràng cũng mang lại giá trị tuyệt vời cho cả người tham gia và phía xây dựng vũ trụ.
Blockchain và NFT hai công nghệ nền tảng cho Metaverse
Để Metaverse sống động như đời thật đòi tính năng người tham gia có thể di chuyển liền mạch cả về nhân vật và tài sản của mình. Blockchain chính là câu trả lời cho bài toán này. Mới đây vào ngày 4.11 tới ở New York (Mỹ), đã diễn ra buổi triển lãm bức tranh NFT đắt nhất thế giới. Tâm điểm chú ý tại triển lãm thuộc về bức tranh Everydays: The First 5000 Days do nghệ sĩ Beeple sáng tạo. Đây sẽ là lần đầu tác phẩm xuất hiện công khai, kể từ khi được mua với số tiền kỷ lục hơn 69 triệu USD (khoảng 1.600 tỷ đồng) trong phiên đấu giá hồi tháng 3. Chính nhờ sự linh động trên các block phân tán mà việc chuyển giao tài sản được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn.
NTF (Non-fungible token) tài sản không thể thay thế này có từng số hiệu cụ thể trên chuỗi Blockchain. Tức là không ai có thể sao chép, nhân bản tài sản của bạn trong thế giới ảo, tránh được sự thâu tóm thị trường và lạm phát làm mất giá trị vật phẩm.
AR, VR, MR cầu nối thực tại
VR – Virtual Reality
VR – Virtual Reality (Thực tế ảo) là thuật ngữ chỉ môi trường được con người tạo ra gọi là môi trường giả lập bởi con người. Các môi trường giả lập này được thiết kế thông qua việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, được hiển thị qua màn hình máy tính hoặc các mẫu kính thực tế ảo để đem lại trải nghiệm chân thực cho người xem như họ đang thực sự ở trong khoảng không gian đó. Thực tế ảo còn có thể được hiểu là sự kết hợp của hai khái niệm “Thực tế” và “Ảo”. Thực tế là những thứ mà con người trải nghiệm trong thế giới thật, “Ảo” là những thứ được tạo ra do trí tưởng tượng. Từ đó có thể thấy, thực tế ảo là trải nghiệm cảm giác gần giống ở thế giới thực nhưng ở không gian đa chiều được tạo bởi máy tính. Ngoài việc tương tác với người dùng bằng hình ảnh ảo, công nghệ thực tế ảo (VR) còn tương tác qua thính giác, khứu giác và xúc giác của người dùng.
Xem thêm: Ứng dụng IVR vào tổng đài ảo
AR – Augmented Reality
AR là một kĩ thuật dùng để khuếch trương thế giới hiện thực bằng cách nhân đôi thông tin thị giác vào thế giới hiện thực. Trong khi VR đưa đến một thế giới mô phỏng hoàn toàn tách rời với thế giới thực tại, thì AR chỉ mở rộng thêm vào thế giới thực.
Thực tế ảo tăng cường là những hình ảnh trong thực tế mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên những hình ảnh này được tăng cường hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Có thể coi VR là thế giới hoàn toàn ảo được tạo ra bởi máy tính, còn AR là thế giới thực được tăng cường thêm các hình ảnh hoặc các thông tin ảo bổ sung.
Ví dụ: Bạn có thể xem mẫu tóc trước khi cắt xem có phù hợp với mình không. Rõ ràng việc cắt tóc là thực nhưng hình ảnh mô phỏng mẫu tóc là ảo, AR chính là tăng cường yếu tố ảo vào thế giới thực.
MR – Mixed Reality
MR là một kết hợp giữa hai loại công nghệ VR và AR. Trong thế giới của MR, những thứ của thế giới thực và thế giới ảo sẽ có ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Nói một cách ngắn gọn, đây là loại công nghệ nắm giữ thông tin của thế giới thực trong thế giới ảo, tạo nên một thế giới dung hòa cả hiện thực lẫn giả tưởng.
Cánh cửa đi vào siêu vũ trụ
Thông qua các công nghệ kể trên đã giúp con người vượt qua lằn ranh giữa thế giới thật và thế ảo. Hiện các công ty đang chi hàng tỷ đô la mỗi năm cho các dự án phát triển công cụ hỗ trợ này. Điển hình là các thương vụ Facebook thâu tóm Oculus, ByteDance mua lại Pico, Apple mua NextVR. Các ông lớn đặt niềm tin rất lớn và sẵn sàng đốt tiền cho cuộc chơi lớn Metaverse.
Những dự án Metaverse đình đám hiện tại
Axie Infinity (AXS) – 2018
Axie Infinity là sản phẩm của startup Sky Mavis với với nhà sáng lập kiêm CEO người Việt Nam – Nguyễn Thành Trung. Ra mắt vào đầu năm 2018, đây là tựa game dựa trên nền tảng blockchain cho phép người chơi có thể chiến đấu, thu thập, nuôi và xây dựng một vương quốc nhân vật của riêng mình. Chỉ trong 3 năm, Axie Infinity là một trong những cái tên hot nhất của thị trường game trên thế giới và được xem như lá cờ đầu mang dòng game NFT đến với người chơi trên toàn cầu.
Sức hút lớn nhất của Axie Infinity nằm ở việc tựa game này sử dụng công nghệ NFT (Non-fungible token). Theo đó, các đồ vật trong game sẽ là duy nhất, không thể bị làm giả hoặc nhân bản giống như hầu hết các tựa game khác. Từ đấy, các vật phẩm này có thể mua bán, sang tay giữa các game thủ bằng đồng tiền ảo riêng trong thế giới của Axie Infinity.
Decentraland (MANA) – 2017
Trước Axie Infinity một năm, Decentraland – nền tảng bất động sản thực tế ảo (VR) được phát triển dựa trên Blockchain của Ethereum, cho phép bạn tạo ra một nền kinh tế dựa trên các token để sở hữu đất đai trong môi trường thực tế ảo. Điểm mình thích ở Decentraland là chúng ta hoàn toàn có thể mua sắm mảnh đất, lái xe, học tập… và các mảnh đất trên Mana có giá trị sở hữu vĩnh viễn. Bạn có thể thoả sức sáng tạo nội dung trên phần đất mà không lo ngại gì. Hơn thế nữa, nội dung Decentraland hoàn toàn độc lập, từ 3D tới các trò chơi phong phú.
The Sandbox (SAND) – 2012
The Sandbox là một thế giới ảo nơi người dùng có thể xây dựng cũng như tiền tệ hoá trải nghiệm chơi game của mình trên mạng lưới Ethereum và hạt nhân của thế giới này chính là đồng token SAND. Người chơi có thể tạo ra tài sản kỹ thuật số dưới dạng NFT (tạm dịch là Token có thể hoán đổi), chuyển lượng tài sản này lên marketplace và tích hợp vào các trò chơi với Game Maker.
Được và mất khi Metaverse bùng nổ
Giá trị thị trường cực kỳ lớn, lợi nhuận mang lại không đong đếm được
Dĩ nhiên có lý do để mình tin rằng Metaverse sẽ giúp chúng ta làm được nhiều điều mà Internet chưa thể. Các trải nghiệm thực tế ảo ngày nay đã cho phép chúng ta tham quan bất động sản từ xa, viễn cảnh những nhân viên bất động sản có thể sử dụng Metaverse để đưa khách hàng tiềm năng tới một căn nhà 3D có tỷ lệ sát so với sản phẩm thực tế. Khách hàng có thể đi xem nhà mới mà không cần phải rời khỏi căn nhà cũ.
Đại dịch Covid đã tàn phá ngành dịch vụ và du lịch, khiến cho các công trình, địa điểm nổi tiếng từ đông nghẹt bỗng trở nên vắng lặng, các cung đường mua sắm cũng không một bóng người. Với Metaverse, công nghệ giúp số hóa mọi công trình, địa điểm và giúp người du lịch ở bất kỳ nơi đâu chỉ khi đang ngồi trên chiếc sofa nhỏ. Một Metaverse thực sự có thể tiến xa hơn thế nữa như ứng dụng cho các liệu pháp chữa trị trong y khoa.
Mặt trái của sự bùng nổ thế giới ảo
Bên cạnh đó, sự phát triển của Metaverse vẫn gây nhiều tranh cãi. Trải nghiệm khi dùng Metaverse sẽ tạo ra những vấn đề mới cho xã hội. Người dùng sẽ có cảm giác nhập vai sống động như đang trực tiếp sống trong thế giới ảo và từ đó thì họ sẽ quên đi thực tại. Thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển có thể bị tác động xấu khi mải mê với Metaverse. Ngoài ra, nhiều người có thể lợi dụng việc này để sản xuất các loại ‘chất cấm kỹ thuật số’ gây nghiện.
Mặt khác, một Metaverse hoạt động đầy đủ chức năng có thể mất nhiều năm và chi phí đầu tư nghiên cứu khổng lồ. Theo các chuyên gia, rủi ro tiềm ẩn liên quan đến Metaverse có thể kể đến như nguy cơ an ninh mạng, công nghệ độc quyền và bị kiểm soát bởi những ông lớn.
Kết Luận
Chắc chắn sẽ còn một chặng đường dài nữa để Metaverse len lỏi vào ngóc ngách trong cuộc sống mỗi người. Metaverse giờ đây vẫn chỉ là một concept thuộc về tương lai và chưa phải thời điểm bùng nổ do nhiều rào cản về pháp lý cũng như công nghệ phần cứng. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tiềm năng đầu tư từ các ông lớn cho thấy Metaverse hoàn toàn có thể trở thành ngành công nghiệp hàng nghìn tỷ đô trong tương lai. Một không gian để kinh doanh, giải trí, thương mại và là nơi làm việc lý tưởng.
Hotline: 0287 1010 898 – 0899 90 98 68
Website: omicall.com
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT (VIHAT TECHNOLOGY Co.,LTD)
- Trụ sở: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh Hà Nội: Toà nhà An Hưng, 85-87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy
- Chi Nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh