Khách hàng bên ngoài là gì? Làm sao để mở rộng tệp khách hàng? Đây là những câu hỏi mà không ít các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay đi tìm câu trả lời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khách hàng bên ngoài.
Khách hàng bên ngoài là gì?
Khách hàng bên ngoài là những cá nhân hoặc tổ chức không thuộc về doanh nghiệp, nhưng họ là người đưa ra quyết định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường là nhờ vào khách hàng. Chính vì thế mà doanh nghiệp luôn nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Khách hàng bên ngoài có thể được chia thành các nhóm sau:
- Người dùng cuối: Đây là nhóm khách hàng trực tiếp sử dụng, trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Người mua: Đây là những người trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Người thụ hưởng: Là những người được hưởng lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng không phải là người sử dụng trực tiếp hoặc người mua.
>>> Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp
3 Vai trò quan trọng của khách hàng bên ngoài
Quyết định tính chất sản phẩm/dịch vụ
Khách hàng có toàn quyền quyết định sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn hay không? Và khách hàng cũng chính là người quyết định tính chất của sản phẩm, dịch vụ. Việc của doanh nghiệp là nghiên cứu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng có thể quyết định tính chất của sản phẩm dịch vụ thông qua các yếu tố sau:
- Nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tính chất của dịch vụ, sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đó.
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường: Mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến tính chất của dịch vụ, sản phẩm. Doanh nghiệp cần tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh cao.
- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính cũng là một yếu tố dẫn đến những hạn chế của tính chất dịch vụ, sản phẩm. Doanh nghiệp cần xác định chính xác nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Quyết định sự phát triển của doanh nghiệp
Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu không có khách hàng. Nói một cách khác khách hàng chính là nguồn sống, trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động, luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới nắm được chìa khóa mở cánh cửa thành công và hướng đến phát triển bền vững.
>>> Xem thêm: Top 06 cách chăm sóc khách hàng tiềm năng
Kênh truyền thông miễn phí cho doanh nghiệp
Khách hàng là những người tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, những chia sẻ, giới thiệu và đánh giá của khách hàng rất quan trọng, nó có sức thuyết phục cao đối với những khách hàng tiềm năng khác. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu.
Khách hàng sẽ trở thành một kênh truyền thông hiệu quả thông qua các hoạt động sau:
- Chia sẻ trải nghiệm: Khách hàng có thể chia sẻ trải nghiệm của mình về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với những người khác. Sự chia sẻ của khách hàng có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đều có thể tác động đến quyết định mua hàng của những người khác.
- Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ: Khách hàng có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cho những người khác. Sự giới thiệu của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Đánh giá sản phẩm và dịch vụ: Khách hàng có thể đánh giá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên các trang web, mạng xã hội,… Doanh nghiệp có thể dựa trên những đánh giá này để cải tiến chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
Tuy nhiên, để khách hàng trở thành một kênh truyền thông, doanh nghiệp cần phải tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thực sự chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu và mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chia sẻ trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
Cách mở rộng tệp khách hàng bên ngoài
Việc có thêm nhiều khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng và mở rộng quy mô kinh doanh. Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể áp dụng để mở rộng tệp khách hàng bên ngoài.
Tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội
Mạng xã hội được đánh giá là một kênh tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp nên lựa chọn. Doanh nghiệp có thể tạo fanpage riêng, chạy quảng cáo để tăng độ phủ thương hiệu. Và điều quan trọng là doanh nghiệp nên xây dựng những nội dung hấp dẫn để tăng lượt tương tác và thu hút và khách hàng.
Tổ chức các sự kiện, hội thảo
Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các sự kiện, buổi hội thảo để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. Đây cũng được xem là một chiến thuật marketing khôn ngoan.
Hợp tác với các doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp có thể hợp tác với các đối tác kinh doanh khác để cùng giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của cả hai bên. Đây là một hình thức mở rộng khách hàng rất phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang đến kết quả tốt.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu 6 quy trình ra quyết định mua hàng của khách hàng
Tiếp thị qua email hoặc SMS
Doanh nghiệp có thể sử dụng email hoặc SMS để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của doanh nghiệp. Hình thức này dễ tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Nhận Ebook: “Dành Cho Nhà Quản Lý – Nâng Cấp 06 Kỹ Năng Lãnh Đạo Thời Đại Số”
Tạm kết
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi khách hàng bên ngoài là gì? Hy vọng thông qua bài viết này doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng bên ngoài và có thể đưa ra được những chiến lược marketing phù hợp nhằm mở rộng tệp khách hàng.
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: https://omicall.com/
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.