Customer Insight là gì? Ưu điểm và Nhược điểm của Customer Insight? Cách doanh nghiệp phân tích và tìm kiếm Customer Insight? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết.
Customer Insight là gì?
Customer Insight (Insight khách hàng) là sự ngầm hiểu hành vi, nhu cầu, sở thích và xu hướng mua hàng của khách hàng, thông qua những thông tin, dữ liệu thu thập được từ khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, lên kế hoạch cho những chiến dịch truyền thông thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Tham khảo: Digital Marketing là gì? 10 hình thức Digital Marketing hiệu quả
Ưu và Nhược điểm của Customer Insight
Ưu điểm của Customer Insight
Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Insight của mỗi nhóm khách hàng sẽ khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, việc tìm hiểu Insight của khách hàng là yếu tố rất cần thiết và quan trọng để doanh nghiệp định hướng được chiến lược kinh doanh phù hợp với khách hàng.
Bằng cách xác định Insight, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh và vươn lên dẫn đầu thị trường. Đây là yếu tố tạo lợi thế đáng kể trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Nhận Ebook: “Form Xây Dựng Chính Sách – Tạo Động Lực Cho NVKD”
Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Việc nghiên cứu Insight khách hàng một cách cẩn thận là cần thiết để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp với thực tế. Nếu không, các kế hoạch chỉ dựa trên trí tưởng tượng mà không thể nắm bắt được nhu cầu và thực tế. Điều này không chỉ tốn thời gian và lãng phí chi phí, mà còn gây lãng phí công sức đầu tư vào các hoạt động Marketing.
Cải thiện doanh thu bán hàng
Tìm hiểu Insight khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Insight giúp xác định vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận và thay đổi hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ của khách hàng mục tiêu.
Nhược điểm của Customer Insight
Dữ liệu không thể diễn giải hoàn toàn
Mặc dù Insight khách hàng thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu thống kê, luôn có yếu tố con người mà không thể diễn giải bằng dữ liệu. Để có cái nhìn chuẩn xác nhất, cần dựa vào kết quả từ cả dữ liệu online và offline.
Sở thích của khách hàng có thể thay đổi nhanh chóng
Đôi khi, sở thích của khách hàng thay đổi rất nhanh và các doanh nghiệp khó theo kịp tốc độ thay đổi đó. Dẫn đến việc phải loại bỏ những sản phẩm cũ không phù hợp với thị hiếu của khách hàng, để tập trung phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, điều này không đảm bảo được lợi nhuận trong dài hạn.
Áp dụng hạn chế cho một số khách hàng
Insight khách hàng không thể áp dụng cho mọi loại khách hàng. Doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng một phân khúc khách hàng cụ thể. Dựa trên hiểu biết thu thập được, công ty có thể tùy chỉnh sản phẩm của mình để phù hợp với phân khúc đó.
Tham khảo: 50 thuật ngữ Marketing từ cơ bản tới nâng cao mà Marketer cần biết
Cách doanh nghiệp tìm kiếm Insight khách hàng hiệu quả
Khai thác Insight khách hàng
Tìm ra Insight quan trọng của khách hàng thông qua việc thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập và các thông tin liên quan. Ngoài ra, cũng cần khám phá những thông tin sâu hơn như sở thích, thói quen và hành vi của khách hàng
Khai thác các yếu tố khác nhau:
- Why (Tại sao): Nắm bắt ý kiến cơ bản của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, đánh giá và quan điểm của họ. Có những nhu cầu hoặc mong muốn thay đổi, cải thiện gì không?
- When (Khi nào): Thu thập thông tin liên quan đến thời gian, chẳng hạn như lịch sử mua hàng, thời điểm sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Obstacle (Trở ngại): Khai thác thông tin về những khó khăn, trở ngại mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Who (Ai): Tập trung vào thông tin liên quan đến nhân khẩu học của khách hàng.
- What (Gì): Thu thập thông tin liên quan đến đơn hàng, gói dịch vụ, cách thức giao dịch, tần suất mua hàng, tần suất sử dụng và các thông tin có liên quan.
Xây dựng hành trình khách hàng
Hành trình khách hàng là quá trình mà khách hàng tương tác với doanh nghiệp và tiến đến mục tiêu cuối cùng là mua hàng hoặc thay đổi nhận diện thương hiệu. Điều này trở nên khó khăn hơn rất nhiều do sự đa dạng ngày càng tăng của các kênh truyền thông và lượng thông tin khổng lồ. Việc tạo ra những thông điệp có thể tác động và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng trở nên vô cùng thách thức.
Tham khảo: Churn rate là gì? Những cách làm giảm tỷ lệ khách hàng rời đi
Triển khai chiến lược khảo sát.
Hiện nay, có nhiều phương pháp khảo sát insight khác nhau như sau:
- Thực hiện khảo sát offline hoặc online: Khảo sát có thể được tiến hành thông qua các phiếu khảo sát giấy tờ truyền thống hoặc qua các nền tảng trực tuyến như email, trang web, ứng dụng di động và mạng xã hội.
- Phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp với khách hàng cho phép thu thập thông tin chi tiết và sâu sắc hơn về ý kiến, nhận thức và kinh nghiệm của họ.
- Sử dụng công cụ phân tích khách hàng: Có nhiều công cụ phân tích khách hàng như Google Trends, Google Analytics và các công cụ phân tích hành vi từ dữ liệu Facebook cung cấp.
Chắc hẳn những thông tin trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm Customer Insight là gì? Ngoài ra doanh nghiệp còn biết cách phân tích và tìm kiếm Insight của khách hàng, đem lại hiệu quả cao.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.