Điểm chạm thương hiệu là những cơ hội quan trọng mà thương hiệu của bạn tương tác và giao tiếp với khách hàng. Đây là những điểm mà khách hàng tiềm năng, hiện tại và quan trọng nhất là những khách hàng tiếp cận thông tin về doanh nghiệp của bạn, sản phẩm/dịch vụ và trải nghiệm của họ.
Điểm chạm thương hiệu là gì?
Điểm chạm thương hiệu (brand touch point) là những điểm tương tác giữa thương hiệu và khách hàng trong suốt quá trình mua hàng, từ nhận thức, tìm hiểu cho đến việc thực hiện giao dịch. Các điểm chạm thương hiệu có thể xuất hiện trên nền tảng trực tuyến hoặc thông qua trải nghiệm và tiếp xúc trực tiếp. Xác định và quản lý các điểm chạm thương hiệu được coi là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững.
Tại sao phải xây dựng điểm chạm thương hiệu?
Tăng khả năng chuyển đổi
Xây dựng điểm chạm thương hiệu hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Bằng cách hiểu rõ các điểm chạm mà khách hàng tiếp xúc và tận dụng chúng, doanh nghiệp có thể tăng khả năng chuyển đổi khách hàng từ việc quan tâm và tìm hiểu sang việc mua hàng.
Nhận Ebook: “Dành Cho Nhà Quản Lý – Nâng Cấp 06 Kỹ Năng Lãnh Đạo Thời Đại Số”
Giữ chân khách hàng
Thông qua việc tương tác và thu thập thông tin từ các điểm chạm thương hiệu. Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về trải nghiệm của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh và cải thiện dịch vụ/sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, để tăng mức độ hài lòng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng và quan tâm đến thương hiệu, khả năng giữ chân khách hàng và tạo ra sự trung thành tăng lên.
Tham khảo: Tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu
Nuôi dưỡng khách hàng trung thành của doanh nghiệp
Quản lý và khai thác các điểm chạm thương hiệu một cách thông minh giúp doanh nghiệp xây dựng một tệp khách hàng trung thành. Bằng cách tạo ra các trải nghiệm tích cực, giao tiếp hiệu quả và cung cấp giá trị cho khách hàng qua các điểm chạm. Doanh nghiệp có thể tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khách hàng trung thành không chỉ mua hàng thường xuyên, mà còn truyền đi lời khuyên và giới thiệu thương hiệu cho người khác.
Những điểm chạm thương hiệu phổ biến được áp dụng nhiều nhất
Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội là một phương pháp phổ biến để xây dựng nhận thức về thương hiệu. Hiện nay, hầu hết các thương hiệu tương tác với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như báo chí, mạng xã hội, kênh truyền thông trực tuyến hoặc truyền thống.
Mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram là một cách mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp có thể tạo điểm chạm trên mạng xã hội bằng nhiều cách như quảng cáo, cộng tác với KOLs , KOCs, người có ảnh hưởng hoặc các thương hiệu khác,…..
Tham khảo: Emotional Marketing – Điểm Nhấn Khác Biệt Cho Doanh Nghiệp
Các kênh hỗ trợ
Các kênh hỗ trợ của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điểm tiếp xúc thương hiệu. Khách hàng có thể gửi phản hồi qua trang web hoặc liên hệ với thương hiệu của bạn thông qua chatbot. Để đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tối ưu hóa các kênh hỗ trợ của mình.
Không có một quy chuẩn phù hợp cho tất cả các kênh hỗ trợ. Tùy theo nhu cầu và sở thích của KH, sẽ có một số khách hàng thích tự phục vụ, trò chuyện trực tuyến hoặc thông qua email. Trong khi những người khác thích hỗ trợ qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Quan trọng nhất là các kênh hỗ trợ phải hiệu quả và mang tính chủ động. Khi doanh nghiệp hiểu được tâm lý, mong muốn khách hàng sẽ đem đến sự hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng KH cụ thể. Điều này giúp khách hàng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng và được lắng nghe trong quá trình tương tác hỗ trợ.
Trang web và trang landing page
Đây là điểm chạm thương hiệu quan trọng nhất trên nền tảng trực tuyến. Trang web chính và trang landing page giúp khách hàng tiềm năng tiếp cận thông tin về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn khách hàng
Dù là trực tiếp hay trực tuyến, việc xây dựng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp rất quan trọng. Bởi đây là một phần hình ảnh của doanh nghiệp và tạo nên ấn tượng đối với khách hàng. Luôn tạo ra trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng, khi KH tương tác với nhân viên bán hàng, tư vấn viên hoặc. Doanh nghiệp nên giữ thái độ cầu thị và chịu trách nhiệm với những vấn đề đã xảy ra. Thay vì đổ lỗi cho khách hàng hoặc các yếu tố khách quan khác.
Tham khảo: PopUp là gì? Bí kíp tạo PopUp gây ấn tượng với khách hàng
Trải nghiệm khách hàng trực tiếp
Giao tiếp trực tiếp với khách hàng thông qua các cửa hàng, showroom, sự kiện hoặc dịch vụ hỗ trợ khách hàng tạo ra một điểm chạm thương hiệu cực kỳ quan trọng. Trải nghiệm này phải thể hiện giá trị và tầm nhìn của thương hiệu. Từ đó tạo sự tận hưởng và ấn tượng tích cực cho khách hàng.
Điểm chạm thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp. Đây là những cơ hội mà thương hiệu tương tác và giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Qua các điểm chạm thương hiệu, có thể truyền tải giá trị, thông điệp và trải nghiệm đến khách hàng. Từ đó tạo nên ấn tượng và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.