Việc sử dụng hệ thống tổng đài đã không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp thời nay. Trên thị trường đang có 2 loại tổng đài chính được sử dụng phổ biến là tổng đài analog và tổng đài digital (Tổng đài IP).
Vậy điểm khác biệt giữa tổng đài analog và digital là gì? Tại sao xu hướng các doanh nghiệp lại thích sử dụng tổng đài digital hơn?
Tổng đài analog là gì?
Tổng đài analog là hệ thống tổng đài hoạt động qua đường dây được lắp đặt bởi đường dây của bưu điện lắp đặt. Tổng đài được sử dụng thông qua công nghệ analog, yêu cầu khách hàng phải mua nhiều thiết bị phần cứng sau đó sắp xếp các máy lẻ đến các bộ phận khác nhau.
Tổng đài Digital (Tổng đài IP) là gì?
Tổng đài Digital là hệ thống tổng đài điện thoại dựa trên phần mềm, hoạt động trên hạ tầng mạng IP (Internet Protocol)
>> Xem thêm: Tổng hợp những điều bạn cần biết về điện thoại VoIP
Điểm khác biệt giữa tổng đài analog và digital là gì?
Mở rộng quy mô dễ dàng, nhanh chóng
Với tổng đài analog nếu như muốn mở rộng hệ thống phân nhánh thì cần tốn nhiều kinh phí đầu tư các thiết bị phần cứng đặt tại các vị trí, bộ phận mới. Còn tổng đài digital thì bạn sẽ dễ dàng nâng cấp hệ thống, mở rộng nhánh mà không cần đầu tư phần cứng. Từ đó, tối thiểu kinh phí doanh nghiệp phải bỏ ra.
Khả năng kết nối với các ứng dụng khác
Khi sử dụng tổng đài digital (tổng đài IP) doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp với các giải pháp về CRM khác để tối ưu khâu quản lý khách hàng. Để tích hợp tổng đài analog với các giải pháp, phần mềm khác thì doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm phần cứng phù hợp. Việc này sẽ làm tăng kinh phí và tốn tài nguyên của doanh nghiệp.
Hỗ trợ nhiều tính năng mở rộng
Tổng đài analog truyền thống thường không hỗ trợ thêm các tính năng giúp bạn tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, tổng đài digital lại hỗ trợ những tính năng như ghi âm cuộc gọi, tự động điều hướng cuộc gọi, … Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng cũng như hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.
Di chuyển đơn giản, tiện lợi
Khi sử dụng tổng đài analog truyền thống doanh nghiệp sẽ đầu tư chủ yếu về thiết bị phần cứng. Các thiết bị này dần trở nên cồng kềnh khi doanh nghiệp mở rộng quy mô và muốn chuyển địa chỉ kinh doanh. Không những thế, khâu cài đặt lại các trang thiết bị cũng sẽ tốn nhiều công sức, thời gian.
Riêng với tổng đài digital (tổng đài IP) thì việc di chuyển sẽ tiện hơn nhiều vì đã tích hợp sẵn trong phần mềm. Nhân viên có thể sử dụng tổng đài ở mọi lúc mọi nơi, giảm thiểu kinh phí cho doanh nghiệp trong việc di chuyển.
Quản lý nhân sự
Thông thường, khi sử dụng tổng đài analog truyền thống để quản lý nhân sự doanh nghiệp sẽ phải liên hệ với bên cung cấp để hỗ trợ xử lý khâu quản lý. Còn tổng đài digital thì quản lý chỉ cần sử dụng điện thoại để quản lý nhân sự mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng từ đó thúc đẩy doanh thu nhanh chóng.
Lời kết
Trên đây là những yếu tố khác biệt giữa tổng đài analog và digital. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn góc nhìn tổng quan và chọn lựa cho mình tổng đài phù hợp.
Nếu bạn đang quan tâm đến phần mềm tổng đài ảo thông minh đa kênh OMICall, vui lòng liên hệ qua:
-
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0899 90 98 68 – 0287 1010 898
-
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh