Trước đây, việc mua sắm thường chỉ diễn ra thông qua các cửa hàng truyền thống hoặc từ các nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và Internet, mô hình kinh doanh C2C đã nhanh chóng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu của thị trường thương mại điện tử.
C2C là gì?
C2C là từ viết tắt Consumer To Consumer tạm dịch là người tiêu dùng đến người tiêu dùng. C2C là mô hình kinh doanh các cá nhân khách hàng, người tiêu dùng có thể tự giao dịch với nhau. Những giao dịch này, thường thông qua môi trường trực tuyến như các trang mạng xã hội, trang web bán hàng trung gian hoặc đấu giá trung gian,….
Mô hình C2C có những đặc điểm cơ bản nào?
Sự cạnh tranh về các mặt hàng, sản phẩm kinh doanh
Những cá nhân trong mô hình kinh doanh C2C không phải là những doanh nghiệp, các sản phẩm, mặt hàng mang tính cá nhân hóa. Thông thường những sản phẩm này rất đặc biệt, có giới hạn và không còn nhiều trên thị trường. Vì vậy thu hút được nhiều sự chú ý và quan tâm của nhiều người.
Tối ưu lợi nhuận cho người bán
Khi sử dụng mô hình C2C, cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn vì không phải chịu những tác động của doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, những giao dịch thường thông qua bên thứ 3 là các trang mạng xã hội, trang web bán hàng,…nên cá nhân bán hàng cũng không phải chi trả phí mặt bằng.
Tham khảo: Mô hình kinh doanh B2C – Bí quyết để bán hàng hiệu quả
Chất lượng sản phẩm không đảm bảo
Hình thức giao dịch là giữa các cá nhân với nhau và không có sự can thiệp của doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ. Vì vậy rất khó kiểm soát, đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C
Ưu điểm của mô hình C2C
- Tận dụng giá trị sản phẩm: Trong mô hình C2C, người bán có thể khai thác tối đa giá trị của sản phẩm bằng cách bán những mặt hàng đã qua sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng. Điều này giúp sản phẩm vẫn được tận dụng và người bán có thể kiếm thêm thu nhập.
- Thuận tiện cho người mua và người bán: Khi kinh doanh theo mô hình C2C, không có sự can thiệp của bên trung gian như nhà nhà sản xuất, nhà bán lẻ,…Vì vậy, giá cả sản phẩm sẽ không bị ràng buộc hay cố định. Người bán và người mua có tự do trao đổi về mức giá mong muốn.
Nhận Ebook: “Form Xây Dựng Chính Sách – Tạo Động Lực Cho NVKD”
Nhược điểm của mô hình C2C
- Thiếu kiểm soát chất lượng sản phẩm: Vì mô hình C2C cho phép người tiêu dùng trao đổi và buôn bán tự do, không có bên thứ ba nào quản lý hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến trường hợp người mua nhận được sản phẩm không đúng với chất lượng đã quảng cáo.
- Rủi ro về thanh toán và “bom hàng”: Trong mô hình C2C, không có đơn vị hoặc cá nhân nào đảm bảo rằng người mua sẽ trả tiền đầy đủ. Do đó, người bán có thể gặp rủi ro khi người mua từ chối nhận hàng hoặc không thanh toán đúng hẹn.
Tham khảo: Mô hình kinh doanh Affiliate – Xu hướng tiếp thị hiệu quả 2023
Case study về các mô hình C2C ở Việt Nam
Mô hình C2C của Shopee
Shopee là một sàn thương mại điện tử C2C phổ biến, có lượng khách hàng truy cập số 1 của Việt Nam với 123,2 triệu lượt truy cập. Shopee cung cấp nhiều gian hàng lớn, thu hút cả trong và ngoài nước, với chính sách hỗ trợ cho người bán và người mua, cùng quy trình giao dịch và mua sắm dễ dàng.
Ngoài ra, Shopee đang mở rộng sang hình thức B2C với các gian hàng Shopee Mall. Đây là những gian hàng chính hãng đã trải qua các bước kiểm tra kỹ lưỡng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Shopee cũng cung cấp nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn với giá cả phải chăng, từ đó trở thành kênh mua sắm trực tuyến được yêu thích nhất hiện nay. Theo dữ liệu đưa ra sau 6 tháng đầu năm 2023, Shopee vẫn là cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng với tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỷ đồng, tương ứng với 667 triệu sản phẩm được bán ra.
Mô hình C2C của Lazada
Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử lâu đời, uy tín tại Việt Nam. Để kinh doanh trên Lazada, người bán phải cung cấp giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, Lazada đã mở rộng danh mục sản phẩm để người dùng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.
Mô hình C2C của Tiki
Tiki là một tên tuổi quen thuộc đối với những người thường xuyên mua sách và các đồ dùng văn phòng phẩm. Ban đầu, Tiki triển khai mô hình kinh doanh B2C giữa nhà sản xuất và khách hàng để đảm bảo bản quyền và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Tiki đã mở rộng sang mô hình kinh doanh C2C và mở rộng danh mục sản phẩm khác như điện tử, đồ gia dụng,… Tiki vẫn duy trì tiêu chí ban đầu yêu cầu giấy tờ kinh doanh nghiêm ngặt để chứng minh sản phẩm của người bán và đảm bảo chất lượng hàng hóa chính hãng. Đồng thời, Tiki kiểm soát giá cả sản phẩm để không chênh lệch quá nhiều so với giá thị trường.
Tham khảo: CPS là gì? Cách triển khai Affiliate Marketing ứng dụng CPS hiệu quả
Mô hình C2C của TikTok shop
TikTok Shop là một gian hàng tích hợp trên nền tảng TikTok, đồng thời cũng là một sàn thương mại điện tử. Người bán có thể giới thiệu sản phẩm của mình thông qua các video ngắn trên TikTok hoặc các buổi trực tiếp livestream. Trên góc trái màn hình, người bán có thể đính kèm liên kết mua sản phẩm để người mua có thể tiến hành mua hàng ngay trên TikTok.
Hiện nay, TikTok đã tích hợp tính năng liên kết giữa các video với TikTok Shop, và các sản phẩm trên TikTok Shop cung cấp đầy đủ thông tin về người bán, lượt bán, xếp hạng và đánh giá từ khách hàng trước đây. Điều này cho thấy bán hàng trên TikTok Shop là một kênh bán hàng có tiềm năng lớn trong hiện tại và tương lai.
Mô hình kinh doanh C2C đã thay đổi cách mua sắm và bán hàng truyền thống, tạo ra một sự kết nối trực tiếp giữa người mua và người bán.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.