ERP là gì? Đây là câu hỏi khá phổ biến trong thời gian gần đây. Đối với nhiều doanh nghiệp thì ERP không có gì xa lạ, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ về ERP. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những cái nhìn tổng quan nhất về ERP, lợi ích của ERP trong doanh nghiệp.
ERP là gì?
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp). Đây là một hệ thống phần mềm tích hợp các quy trình kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp vào một hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều làm việc trên cùng một hệ thống. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quản lý một cách dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí và nhân lực.
>>> Tham khảo thêm: CRM là gì? 04 Lợi ích của hệ thống CRM
Lợi ích của ERP với doanh nghiệp
Hệ thống ERP được xem là “cánh tay đắc lực” của doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ giúp quản lý tất cả các hoạt động của doanh nghiệp và mang lại lợi ích to lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển một cách bền vững.
Quản lý kế toán – tài chính
Hoạt động kế toán, tài chính đòi hỏi việc phải hiểu và nắm rõ các số liệu, báo cáo thống kê từ các phòng ban, bộ phận khác nhau. Chính vì thế mà việc xảy ra sai sót, chênh lệch số liệu, thiếu tính đồng bộ rất dễ xảy ra và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Những vấn đề này sẽ được hệ thống ERP giải quyết dễ dàng và không mất nhiều thời gian, công sức. ERP được xem là một nơi lưu trữ hiệu quả và tối ưu, tất cả các dữ liệu đều được lưu trữ trên hệ thống đảm bảo tính đồng bộ. Bất cứ một bộ phận nào cũng có thể đăng nhập vào hệ thống để sử dụng số liệu khi họ cần.
Ngoài ra, khi có bất kỳ thay đổi nào cũng được hệ thống hiển thị và cập nhật giúp các bộ phận dễ dàng quản lý và làm việc. Điều này sẽ giúp hạn chế được những sai sót không đáng có và doanh nghiệp cũng không cần phải chờ đến cuối tháng mới có thể báo cáo, đưa ra đánh giá như trước. Giờ đây, bất cứ khi nào doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra, theo dõi báo cáo tình hình tài chính. Từ đó có thể đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
Tối ưu nguồn nhân lực
Để quản lý tốt được nhân sự trong công ty, doanh nghiệp không phải là chuyện dễ. Đặc biệt với các công ty lớn, doanh nghiệp lớn thì đây được xem là bài toán nan giải. Nhưng khi có sự xuất hiện của hệ thống ERP thì doanh nghiệp đã có thể quản lý dễ dàng hơn rất nhiều. Tất cả các thông tin của nhân viên, khối lượng công việc, tiến độ làm việc. Thậm chí, khung giờ làm việc, giờ về của từng nhân viên đều được hệ thống ghi nhận.
Cải thiện hiệu suất làm việc
Hệ thống ERP sẽ giúp doanh nghiệp tự động hoá một số quy trình. Chẳng hạn như tự động hóa quy trình quản lý, sản xuất và một số quy trình khác. Điều này giúp cho doanh nghiệp cải thiện được hiệu suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, giảm tối đa chi phí vận hành và cắt giảm được nguồn nhân sự không cần thiết.
Quản lý thông tin khách hàng
Hệ thống ERP với chức năng chính là quản lý thông tin. Vì thế mà hệ thống ERP được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời đại công nghệ số hiện nay. ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, lưu trữ toàn bộ thông tin của khách hàng như: tên tuổi, địa chỉ, công việc, yêu cầu hoặc những vấn đề khách hàng gặp phải,…để từ đó có thể phục vụ và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Nhờ vậy, chất lượng phục vụ khách hàng được cải thiện, làm tăng sự hài lòng của khách hàng và quan trọng là đem về doanh thu cho công ty.
>>> Xem thêm: Cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả và chuyên nghiệp
Tạo sự thống nhất giữa các bộ phận
Đảm bảo sự liên lạc giữa các phòng ban, bộ phận một cách dễ dàng và linh hoạt. Đặc biệt là giảm được tối đa những xung đột quyền lợi giữa các phòng ban, bộ phận. Điều này giúp thiết lập mối quan hệ tốt giữa các phòng ban, bộ phân và tạo nên một tập thể đoàn kết.
Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng ERP
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp một trong những vấn đề dưới đây thì doanh nghiệp nên cân nhắc việc sử dụng hệ thống ERP:
Quản lý rời rạc, thiếu tính thống nhất
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng nhiều ứng dụng, hệ thống làm việc. Thậm chí một phòng ban có thể sử dụng từ một đến hai hệ thống làm việc. Điều này rất dễ xảy ra sai sót, chênh lệch dữ liệu, gây ra khó khăn trong quá trình quản lý, theo dõi và báo cáo.
Hiệu suất hoạt động kém
Doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải một số vấn đề trong khâu quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, …Từ đó gây ra nhiều vấn đề khó khăn khác, tốn nhiều chi phí và mất nhiều công sức.
Mở rộng quy mô
Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, nhu cầu về quản lý và điều hành cũng tăng lên. ERP giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu này thông qua việc cung cấp các chức năng quản lý toàn diện, giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Nhận Ebook: “Form Xây Dựng Chính Sách – Tạo Động Lực Cho NVKD”
Tiêu chí lựa chọn ERP phù hợp
Những tiêu chí dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hệ thống ERP phù hợp và đạt hiệu quả cao:
Yêu cầu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của mình khi lựa chọn ERP. Bao gồm các yếu tố như ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, các quy trình kinh doanh hiện tại,…vv.
Các tính năng của ERP: ERP cần đáp ứng được các tính năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên xem xét các tính năng như quản lý tài chính, sản xuất, bán hàng, nhân sự.
Khả năng tích hợp: ERP cần có khả năng tích hợp với các hệ thống phần mềm khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như hệ thống CRM, SCM,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các hoạt động của mình.
Chi phí: Chi phí đầu tư cho ERP là một yếu tố cần cân nhắc. Doanh nghiệp nên xác định ngân sách của mình và đưa ra lựa chọn hệ thống ERP phù hợp.
Hỗ trợ của nhà cung cấp: Nhà cung cấp ERP có vai trò quan trọng trong việc triển khai và hỗ trợ hệ thống ERP. Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp ERP có uy tín và kinh nghiệm triển khai ERP cho các doanh nghiệp trong ngành nghề tương tự.
>>> Xem thêm: Sử dụng ticket để quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng
Tạm kết
Bài viết trên đã giúp trả lời cho câu hỏi ERP là gì? Hy vọng qua bài viết này các doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống ERP và có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp, giải quyết được các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: https://omicall.com/
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.