Mâu thuẫn trong doanh nghiệp là điều không mấy xa lạ, là vấn đề khiến nhiều lãnh đạo, nhà quản lý đau đầu. Đây là điều không thể tránh khỏi trong môi trường tập thể được hình thành từ nhiều cá thể, suy nghĩ và cách sống khác nhau. Vậy làm sao để cân bằng và xử lý mâu thuẫn trong doanh nghiệp một cách khéo léo, tinh tế nhưng vẫn hiệu quả?
Nếu bạn đang kinh doanh, là một chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, lãnh đạo. Hãy dành một chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây. Bởi lẽ tại đây sẽ bật mí cách giải quyết mâu thuẫn trong doanh nghiệp mà không phải ai cũng chia sẻ cho bạn!
Mâu thuẫn trong doanh nghiệp là gì?
Có thể khẳng định, mâu thuẫn là một phần của cuộc sống. Nó tồn tại tiềm tàng trong mọi sự việc, môi trường và con người. Do đó, đây là điều hiển nhiên khi cuộc sống luôn có sự tương tác.
Đặc biệt, ở môi trường công ty, doanh nghiệp với số lượng nhân viên lớn. Đồng nghĩa với nhiều mối quan hệ, nhiều sự tương tác, chắc chắn sẽ diễn ra xung đột ít nhiều.
Các mâu thuẫn này dễ dàng nhận thấy ở sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong team, giữa nhóm làm việc, phòng ban. Đôi khi diễn ra âm thầm, tiềm ẩn nhưng cũng có thể sẽ bùng nổ, tạo ra những phản ứng tiêu cực.
Tuy nhiên, mâu thuẫn là điều hoàn toàn bình thường và có thể chấp nhận được. Song, để vấn đề này không vô tình “kéo” doanh nghiệp đi xuống. Nhà lãnh đạo, quản lý hãy khéo léo đưa ra các giải pháp khắc phục mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Tạo ra môi trường văn minh, đủ điều kiện cho nhân viên cống hiến.
Ảnh hưởng của mâu thuẫn trong doanh nghiệp
Dựa vào nghiên cứu của 1 nhà khoa học người Mỹ cho thấy. Trung bình một nhà lãnh đạo có thể mất đến 21% thời gian trong tuần chỉ để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn diễn ra trong doanh nghiệp của mình.
Nhưng nếu có một góc nhìn đa chiều, chúng ta cần đánh giá mâu thuẫn dựa trên các điều kiện và bối cảnh cụ thể. Từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp, thúc đẩy sự phát triển.
>> Có thể bạn quan tâm: 4 Cách Giảm Áp Lực Công Việc Cho Nhân Viên Tổng Đài Siêu Hiệu Quả
Vậy mâu thuẫn ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Cụ thể như sau:
1/ Yếu tố tiêu cực
Một trong những mâu thuẫn khó giải quyết nhất hiện nay của doanh nghiệp liên quan đến yếu tố tình cảm, cảm xúc. Nếu xung đột nhỏ, có thể hoà giải sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Song, nếu vượt tầm kiểm soát, điều này sẽ tạo thành “con dao 2 lưỡi” cản trở các công việc và mối quan hệ giữa các nhân viên.
Nếu tập thể xung đột, quản lý sẽ quá tải để đi giải quyết các vấn đề trên. Điều này dẫn đến hiệu suất công việc bị giảm sút, đồng thời mất đi sự đoàn kết của tập thể. Nếu một doanh nghiệp không đồng lòng, hậu quả như thế nào chắc hẳn bạn cũng sẽ có cho mình câu trả lời.
2/ Yếu tố tích cực
Sự thật, mâu thuẫn đôi lúc cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Dựa trên nghiên cứu của một số nhà tâm lý học cho biết, con người chúng ta thường sẽ có suy nghĩ lựa chọn sự ổn định, an toàn và bền vững thay vì các chủ đề, ý tưởng táo bạo.
Trong tình huống này, xung đột sẽ giúp cho nhân viên có thể nói được ý kiến của mình, tạo ra sự cạnh tranh. Biết đâu đó từ những tranh cãi này doanh nghiệp sẽ lựa chọn được những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Sự cạnh tranh giữa các cá nhân, vô hình chung sẽ tạo ra giá trị. Cá nhân sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình, so sánh và tiếp tục phấn đấu để “hơn thua” với đồng nghiệp. Tạo ra một môi trường cạnh tranh về hiệu quả công việc, kết quả doanh thu,…Lúc này, doanh nghiệp chính là người có lợi nhiều nhất.
>> Xem ngay: 5 Tuyệt Chiêu Tối Ưu Trải Nghiệm Khách Hàng Đa Kênh
Cách xử lý mâu thuẫn trong doanh nghiệp hiệu quả
Cuối cùng, để tinh tế trong việc xử lý các mâu thuẫn, doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do xảy ra mâu thuẫn trong doanh nghiệp và những cách xử lý hiệu quả nhất.
1/ Dung hòa sự khác biệt
Mỗi người sinh ra đều là một phiên bản khác biệt, từ ngoại hình cho đến tính cách. Dĩ nhiên, xung đột là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu trong môi trường doanh nghiệp nhiều nhân viên, nhiều luồng ý kiến, quan điểm đối ngược nhau.
Để xử lý vấn đề này, doanh nghiệp nên tinh tế xây dựng văn hoá tôn trọng lẫn nhau, dung hòa sự khác biệt. Mỗi cá thể nên thể hiện sự văn minh, bình tĩnh lắng nghe ý kiến hoặc chia sẻ của người khác. Sẽ không có một cuộc tranh đấu nào đến sự chân thành, chia sẻ và lắng nghe.
2/ Xây dựng tính tập thể
Cái tôi quá lớn là điểm yếu của nhiều người khi làm việc tại môi trường tập thể. Đây cũng là nguyên nhân khá lớn tạo ra mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Bởi lẽ với tính cách xem bản thân là trung tâm, luôn đúng sẽ khiến bạn không thể mở lòng, lắng nghe góp ý, lời khuyên và tính xây dựng từ người khác. Điều này sẽ khiến bạn thiệt thòi, không nhận thấy được yếu điều và thay đổi để thành công hơn.
Để hạn chế điều này, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi chia sẻ về tư duy sống, tính cách và những ứng xử phù hợp ở môi trường doanh nghiệp. Xây dựng tính tập thể với tinh thần luôn sẵn sàng học hỏi, thiện chí thay đổi để phù hợp hơn.
3/ Tối ưu quy trình quản lý
Cuối cùng, mâu thuẫn trong doanh nghiệp có thể phát sinh từ chính việc quản lý. Dễ dàng nhận thấy, lãnh đạo vì quá bận rộn mà không dành thời gian quản lý đội ngũ, phân bố công việc hợp lý, ghi nhận và đánh giá kết quả của nhân viên.
Lúc này, doanh nghiệp cần tìm đến giải pháp giúp hỗ trợ quản lý đội ngũ và công việc một cách chuyên nghiệp, chính xác và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam có đến hơn 80% các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đã tìm đến chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp cần vận hành cho doanh nghiệp.
> Xem ngay video chứng minh chuyển đổi số chính là lựa chọn dành cho doanh nghiệp thời đại 4.0:
OMICall – Giải pháp tổng đài đa kênh thông minh quản lý khách hàng và giao tiếp đa kênh. Ngoài ra còn nhiều tính năng khác như AI chấm điểm giọng nói qua cuộc gọi, ticket nhắc nhở công việc, thống kê hiệu suất và chất lượng nhân viên,…
Khi công việc được thông suốt, nhà lãnh đạo quản lý và đánh giá được năng suất làm việc chính xác cho từng nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên xây dựng được tính cạnh tranh lành mạnh, hạn chế mâu thuẫn trong doanh nghiệp.
>> Không thể bỏ qua: 9 Tiêu Chí Đánh Giá KPI Cho Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng
Tạm kết
Tin rằng sau khi tham khảo bài viết hôm nay, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch xử lý một cách tinh tế và hiệu quả nhất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
Công nghệ số trở thành yếu tố tất yếu, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, hãy lên chiến lược đầu tư ngay bây giờ.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ TỔNG ĐÀI ẢO TÍCH HỢP CRM MIỄN PHÍ 30 NGÀY TẠI ĐÂY:
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua:
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0899 90 98 68 – 0287 1010 898
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh