Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp mình hoạt động. Đồng thời đánh giá mức độ cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh với phù hợp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và có vị trên thị trường.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Porter’s Five Forces) là một mô hình phân tích và xác định năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp, được sử dụng để định rõ các yếu điểm và ưu điểm của ngành đó.
Mục đích của mô hình này là nghiên cứu và khám phá các phương pháp kinh doanh và hoạt động của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. Mô hình được sáng tạo để đo lường tác động của năm lực lượng lên sự phát triển của các doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua mô hình này, các quản lý và nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của từng ngành, từ đó đề xuất được chiến lược phát triển phù hợp cho tương lai.
Phân tích chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Sự cạnh tranh của ngành
Yếu tố này đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Mức độ cạnh tranh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh được áp dụng, tốc độ tăng trưởng của ngành, sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ, cũng như mức độ tập trung của ngành.
Sức mạnh của nhà cung cấp
Yếu tố này đánh giá sức mạnh và tác động mà các nhà cung cấp có đối với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phụ thuộc vào một số lượng nhỏ các nhà cung cấp hoặc những nhà cung cấp quan trọng có quyền kiểm soát nguồn cung chính, sức mạnh của nhà cung cấp sẽ tăng lên. Tình huống này có thể dẫn đến tăng giá cả, hạn chế lựa chọn và sự phụ thuộc quá mức vào những nhà cung cấp đó.
Tham khảo: Những điều nên biết về mô hình kinh doanh C2C
Sức mạnh của khách hàng
Yếu tố này đánh giá sức mạnh, sự ảnh hưởng của khách hàng đối với công ty. Nếu khách hàng có nhiều lựa chọn, khả năng chuyển đổi dễ dàng hoặc khả năng đàm phán cao. Khách hàng sẽ khắt khe hơn, đưa ra những yêu cầu về giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc những điều kiện trong hợp đồng. Điều này có thể tạo áp lực giảm giá và hạn chế lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Yếu tố này đánh giá những rào cản mà các công ty mới phải vượt qua để gia nhập vào ngành. Những rào cản này có thể bao gồm vốn đầu tư lớn, quan hệ khách hàng sâu rộng, độ nhận diện thương hiệu, chi phí chuyển đổi cao, quyền sở hữu trí tuệ và các yếu tố khác. Nếu rào cản tiếp cận cao, doanh nghiệp khác khó nhảy vào ngành. Vì vậy doanh nghiệp sẽ đỡ áp lực hơn khi có ít sự cạnh tranh mới và vẫn đảm bảo vị thế của mình trong ngành và trên thị trường.
Mối đe dọa của sản phẩm/dịch vụ thay thế
Yếu tố này xem xét mức độ mà các sản phẩm/dịch vụ thay thế có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu có nhiều lựa chọn thay thế có thể dễ dàng thay thế sản phẩm hiện tại và mang lại giá trị cao hơn. Doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất lượng khách hàng lớn và doanh thu giảm.
Tham khảo: Mô hình kinh doanh Affiliate – Xu hướng tiếp thị hiệu quả 2023
03 lợi ích khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn diện về những yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh của mình để tận dụng cơ hội và đồng thời nhận biết điểm yếu để khắc phục và nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Hiểu biết tổng quan về thị trường
Mô hình giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường mà họ hoạt động, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp thông tin quan trọng để có thể định hình và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Nhận Ebook: “Form Xây Dựng Chính Sách – Tạo Động Lực Cho NVKD”
Xây dựng chiến lược phát triển
Dựa trên phân tích các yếu tố ngành và điểm mạnh, điểm yếu của công ty, mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, tăng cường khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận.
Bật mí chiến lược áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Chiến lược chi phí
Tập trung vào giảm chi phí hoặc tăng thị phần thông qua giảm giá bán, đồng thời duy trì lợi nhuận. Để thành công, doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí một cách hiệu quả hoặc sử dụng nguồn lực một cách thông minh dựa trên các báo cáo và phân tích kinh doanh.
Chiến lược khác biệt
Tạo ra sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và đem lại giá trị cho khách hàng, khiến họ hài lòng. Điều này đòi hỏi đầu tư nghiên cứu và phát triển kỹ lưỡng, kết hợp với chiến lược bán hàng và marketing hiệu quả.
Tham khảo: Mô hình RATER – Nâng cao chất lượng dịch vụ
Chiến lược kinh tập trung
Doanh nghiệp nên tập trung vào việc phục vụ một thị trường mục tiêu cụ thể để đạt được hiểu tối ưu. Bằng cách hiểu sâu sắc về khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh toàn ngành.
Để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp nên sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter kết hợp với các phương pháp và công cụ phân tích khác để đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.