Kỹ Năng Marketing

Headless Commerce: Ứng dụng trong xu hướng thương mại điện tử tương lai

Headless commerce: Ứng dụng trong xu hướng thương mại điện tử tương lai
Thời gian đọc: 6 phút

Chỉ trong một thập kỷ, thương mại điện tử đã trở thành tiêu điểm của thị trường kinh doanh trực tuyến và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng và bắt kịp với xu hướng công nghệ mới. Trong đó có Headless Commerce

Headless Commerce là gì?

Headless Commerce là kiến trúc thương mại điện tử trong đó frontend (giao diện, nội dung, chức năng, etc) được tách biệt khỏi backend (hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến). Sẽ được liên kết với nhau bằng API giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật chức năng mà không cần can thiệp vào giao diện người dùng hoặc các trang CMS.

>>> Xem thêm: Tết bán gì chạy nhất? Điểm qua một số mặt hàng vốn ít lợi nhuận cao

Tổng đài ảo đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam
Tổng đài ảo đa kênh ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam

05 lợi ích của Headless Commerce

Tăng khả năng tùy chỉnh

Trong các nền tảng ứng dụng Headless Commerce, việc tách frontend và backend thành hai thành phần riêng biệt giúp doanh nghiệp có được khả năng tùy biến vô tận để thiết kế hệ thống thương mại điện tử. Chẳng hạn, vừa tối ưu chức năng thương mại điện tử vừa tùy chỉnh giao diện người dùng mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt tốt hơn các cơ hội mới trên thị trường khắc nghiệt này.

Tăng khả năng mở rộng

Một phần quan trọng khác trong cấu trúc này chính là các kết nối giữa frontend và backend bằng API. Nhờ các kết nối API này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng chỉnh sửa các chức năng cũ và phát triển các tính năng mới khi mở rộng hệ thống và mô hình kinh doanh. 

Tăng tốc độ tải trang

Phương pháp này giúp xử lý lệnh gọi API nhanh hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử truyền thống. 

Điều này giúp giảm lượng thông tin người dùng nhận và phải tải về, từ đó giúp tăng tốc độ tải trang hơn. Trong khi đó, tốc độ tải trang là một phần của SEO nên khi cải thiện được điều này sẽ giúp nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm như Google, Safari, …

Tích hợp liền mạch

Ưu điểm khác từ các kết nối API chính là việc tích hợp cho hệ thống thương mại điện tử. Trong đó, nổi bật nhất là việc tích hợp với các dịch vụ, tiện ích bên thứ 3 khác nhau như CRM, ERP, PIM, BI hoặc các công cụ được tích hợp sẵn có khác. Ngoài ra, nhờ cấu trúc này mà doanh nghiệp còn có khả năng chạy kiểm thử nhanh các dịch vụ, tiện ích và đo lường mức độ phù hợp với chiến dịch thương mại điện tử. 

Bán hàng đa kênh

Trong cấu trúc này, kết nối API còn hỗ trợ việc tích hợp với nhiều kênh bán hàng dễ dàng hơn, bao gồm sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc các kênh mới trong tương lai miễn có API.

Đồng thời, Headless CMS (Headless Content Management System) còn giúp tối ưu hóa nội dung trên các thiết bị như desktop, tablet, mobile được kết nối qua IoT (Internet of Things) nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Headless Commerce giúp tối ưu hóa bán hàng đa kênh
Headless Commerce giúp tối ưu hóa bán hàng đa kênh

Nhận Ebook: “Quản Lý NV Từ Xa – Không Phải Nhà Lãnh Đạo Nào Cũng Biết”

Những ứng dụng của Headless Commerce

Một số ứng dụng của Headless Commerce trong việc triển khai thương mại điện tử được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi như:

  • Hệ thống backend của website thương mại điện tử cho phép admin (quản trị viên) quản lý sản phẩm, quản lý chiến dịch Marketing, quản lý tồn kho bằng PWA (Progressive Web Apps), etc. Các thay đổi này sẽ không gây ảnh hưởng đến bề mặt giao diện frontend của website, đồng thời cũng có thể kiểm soát các API để hiển thị trên frontend của mobile app của người dùng.
  • AR là xu hướng công nghệ được các doanh nghiệp thương mại điện tử ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Trong đó, người dùng có thể nhìn thấy hình ảnh động giả lập của sản phẩm thông qua thiết bị cầm tay thực tế ảo và thiết bị này có thể được coi là một “frontend” được liên kết với backend bằng API.
Ứng dụng AR
Ứng dụng AR
  • Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm hay CRM hoạt động như một phần mềm backoffice giúp xử lý thông tin sản phẩm, khách hàng ở hệ thống backend. Khi áp dụng cấu trúc Headless thì hoàn toàn có thể kiểm soát dữ liệu backend và hiển thị ở nhiều giao diện frontend khác nhau thông qua việc liên kết API như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội.

>>> Xem thêm: Advocacy marketing là gì? Cách để doanh nghiệp tận dụng nguồn khách hàng

02 cách để tiếp cận với Headless Commerce?

Xác định nền tảng gốc

Việc đầu tiên cần làm để tiếp cận với Headless Commerce đó chính là doanh nghiệp của bạn xác định xem nên giữ hay chuyển đổi nền tảng thương mại của mình.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cách tốt nhất để xây dựng kiến trúc này là thêm API vào nền tảng thương mại hiện tại. Những công ty doanh nghiệp tầm trung chọn chuyển sang giải pháp SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) bởi SaaS cung cấp khả năng mở rộng và linh hoạt hơn trong thời gian dài.

Chọn Headless CMS

Nếu bạn đang cung cấp nội dung cho khách truy cập trên nhiều kênh, thì bạn nên chọn hệ thống quản lý nội dung không đầu (Headless CMS). Bằng cách này, bạn có thể sử dụng một hệ thống quản lý nội dung duy nhất để tạo nội dung dành riêng cho từng kênh và trải nghiệm người dùng. API sẽ giúp bạn đồng bộ hóa front-end và back-end để gửi nội dung đến đúng điểm mà khách hàng tiếp xúc.

Chọn Headless CMS
Chọn Headless CMS

Bạn có thể chọn một CMS nguồn mở hoặc lấy CMS từ nhà cung cấp dịch vụ phần mềm. Một hệ thống nguồn mở sẽ giúp website của bạn linh hoạt hơn, nhưng bạn cần có một hệ thống kiến thức vững chắc về cách xây dựng và triển khai nó. SaaS là một giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp của bạn bắt đầu nhanh hơn. 

>>> Xem thêm: Top 8 cách xả hàng cuối năm doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng

Tạm kết

Nhìn chung, việc triển khai thương mại điện tử song song với Headless Commerce trong tương lai là một điều không còn xa đối với các doanh nghiệp có định hướng dài hạn trên thị trường vì rất nhiều ưu điểm mà công nghệ này có thể mang lại. Tuy nhiên, việc ứng dụng hay không còn phù thuộc vào rất nhiều chiến lược kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.

OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam

Website: https://omicall.com/

Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT

VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.

5/5 - (1 bình chọn)

Author

BTV Thuý Vân

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us