Kỹ Năng Marketing

02 cách giúp doanh nghiệp tạo dựng mô hình đa thương hiệu

02 cách giúp doanh nghiệp tạo dựng mô hình đa thương hiệu
Thời gian đọc: 5 phút

Mô hình đa thương hiệu đang trở thành một xu hướng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc phát triển một thương hiệu duy nhất. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình đa thương hiệu đang thu hút sự chú ý. OMICall muốn chia sẻ với bạn về mô hình này để có thể hiểu rõ hơn.

Mô hình đa thương hiệu là gì?

Mô hình đa thương hiệu là một phương pháp kinh doanh mà trong đó một công ty sở hữu và quản lý nhiều thương hiệu khác nhau. Mỗi thương hiệu mang đặc trưng riêng về danh mục sản phẩm và giá trị cốt lõi.

Bằng cách tạo ra một danh mục các thương hiệu, công ty có thể cung cấp các sản phẩm với các tính năng và mục đích độc đáo. Mô hình này cho phép công ty tận dụng các lợi thế và đặc điểm riêng của từng thương hiệu để xây dựng sự nhận biết và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng theo cách tốt nhất.

>>> Xem thêm: Hiệu ứng đám đông là gì? 4 Cách áp dụng hiệu ứng đám đông

Ưu và nhược điểm của mô hình đa thương hiệu

Mô hình đa thương hiệu đang trở nên ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, như bất kỳ mô hình kinh doanh nào, nó cũng đi kèm với những ưu và nhược điểm riêng:

Ưu điểm

  • Tăng cường quy mô nhân sự: Mở rộng số lượng nhân viên giúp đảm bảo chuyên môn hóa và chất lượng trong các hoạt động tiếp thị và bán hàng. Đồng thời, cũng thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo trong doanh nghiệp.
  • Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Mô hình đa thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Mà còn giúp phân tán rủi ro tài chính. Nếu một thương hiệu trong danh mục gặp khó khăn, các thương hiệu khác vẫn tiếp tục hoạt động và đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận tổng thể của công ty.
  • Nắm bắt và dẫn đầu thị trường: Sở hữu nhiều thương hiệu, công ty có thể chiếm nhiều diện tích hơn trong các cửa hàng. Mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong mô hình đa thương hiệu đồng nghĩa với việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp sản xuất mới và tốt hơn, giúp công ty nắm bắt và dẫn đầu thị trường.
  • Giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
    Giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
  • Nhược điểm

    • Đầu tư tài chính lớn để xây dựng và quản lý nhiều thương hiệu: Mỗi thương hiệu yêu cầu chiến lược tiếp thị, ngân sách quảng cáo, hoạt động vận hành, quản lý và phát triển riêng biệt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một số tiền lớn.
    • Gánh nặng quản lý thương hiệu: Việc quản lý nhiều thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng một chiến lược quản lý mạnh mẽ, bao gồm đội ngũ nhân viên, quy trình hoạt động rõ ràng và tương tác liên tục giữa các thương hiệu. Nếu không có hiệu quả, một thương hiệu không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các thương hiệu khác, gây hiện tượng lan truyền như hiệu ứng domino.
    • Phù hợp với doanh nghiệp lớn và tập đoàn có khả năng quản lý và đầu tư: Mô hình đa thương hiệu thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng quản lý và đầu tư. Những doanh nghiệp nhỏ hơn có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì nhiều thương hiệu cùng một lúc.
  • Mặc dù có nhược điểm, mô hình đa thương hiệu vẫn mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các doanh nghiệp lớn trong việc mở rộng và gia tăng sức mạnh trên thị trường.
  • Gánh nặng quá tải quản lý
    Gánh nặng quá tải quản lý
  • >>> Xem thêm: Mô hình Freemium và cách thức triển khai thành công
  • Các cách tạo dựng mô hình đa thương hiệu

    Hiện nay, việc áp dụng và hoạt động mô hình đa thương hiệu vẫn đang mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Để xây dựng một mô hình như vậy, có một số phương pháp cơ bản như sau:

    Kết hợp song song


    Phương pháp này tạo dựng mô hình đa thương hiệu bằng cách kết hợp các thương hiệu gia đình và các thương hiệu riêng biệt. Mỗi thương hiệu sẽ có danh tiếng và danh mục sản phẩm riêng. Nhưng vẫn hoạt động song song và độc lập. Cách này cũng có thể được áp dụng khi kết hợp giữa thương hiệu gia đình và thương hiệu nhóm.

    Ví dụ: Unilever là một ví dụ nổi tiếng về việc kết hợp song song các thương hiệu. Họ có những thương hiệu riêng biệt như Dove trong lĩnh vực chăm sóc tóc và Lipton trong lĩnh vực thực phẩm. Việc kết hợp các thương hiệu này cho phép Unilever tận dụng danh tiếng và danh mục sản phẩm độc đáo của từng thương hiệu trong cùng một công ty, tạo ra sự đa dạng và mở rộng phạm vi kinh doanh.

    Kết hợp bất song song

    Là một cách tạo dựng mô hình đa thương hiệu bằng cách thiết lập một thương hiệu chủ đạo và nổi bật, trong khi các thương hiệu khác sẽ đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ.

    Ví dụ, The Coca-Cola Company sử dụng phương pháp này trong việc xây dựng mô hình đa thương hiệu của mình. Coca-Cola được xem là thương hiệu chủ đạo và nổi tiếng của công ty này. Tuy nhiên, công ty vẫn có các dòng sản phẩm khác như Fanta, Sprite,… nhằm bổ trợ thêm cho thương hiệu chính. Việc này giúp The Coca-Cola Company tận dụng sự phổ biến và sự tín nhiệm của thương hiệu chủ đạo. Đồng thời mở rộng thị phần. Và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thông qua các thương hiệu bổ sung.

  • Có 02 cách xây dựng mô hình đa thương hiệu
    Có 02 cách xây dựng mô hình đa thương hiệu
  • Dù là theo cách nào thì phải đảm bảo các yếu tố: 

    1. Xác định mục tiêu và vị trí của từng thương hiệu: Cần có mục tiêu cụ thể và phân khúc thị trường riêng. Đồng thời phải được định hình sao cho không cạnh tranh trực tiếp với nhau.
    2. Triển khai chiến lược tiếp thị và quảng cáo thương hiệu tới từng khách hàng: Quảng cáo và tiếp thị nhắm đến từng khách hàng mục tiêu là một phần không thể thiếu để tạo dựng nhận thức và tăng cường giá trị thương hiệu.
    3. Đánh giá và điều chỉnh phù hợp với từng thương hiệu: Cần có sự đánh giá và điều chỉnh chính xác để định hướng thương hiệu phù hợp nhất đối với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt tới.

    >>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2C – Bí quyết để bán hàng hiệu quả

  • Tạm kết

    OMICall đã cung cấp những kiến thức cơ bản trong bài viết, giúp các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi có thêm thông tin cụ thể về mô hình đa thương hiệu. Đây là một cơ hội để các doanh nghiệp áp dụng mô hình này một cách hợp lý. Từ đó phát triển thương hiệu mạnh mẽ và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt.

Rate this post

Author

BTV Thuý Vân

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us