Mô hình 7s là một công cụ quản lý tổ chức mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và hiệu quả hoạt động của mình. Áp dụng mô hình này doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và thích ứng tốt với môi trường kinh doanh đang có nhiều sự thay đổi như hiện nay. Vậy mô hình 7s là gì? Cùng tìm câu trả lời bên dưới bài viết nhé!
Mô hình 7s là gì?
Mô hình 7S là một mô hình quản lý doanh nghiệp, được sử dụng để tóm tắt và tổng hợp các vấn đề thực tế trong hoạt động của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Mô hình này giúp đánh giá và cải thiện hiệu quả tổ chức và quản lý trong doanh nghiệp.
Mô hình 7S bao gồm 7 từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ “S”, bao gồm: Strategy (Chiến lược),Structure (Cấu trúc), Systems (Hệ thống), Style (Phong cách), Staff (Nhân viên), Share Values (Giá trị chung) và Skills (Kỹ năng). Các yếu tố trong mô hình 7S tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành một hệ thống tổ chức toàn diện và đề cao tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Tham khảo: Những điều nên biết về tính năng phân tích cuộc gọi
Mô hình 7s được chia thành 2 loại:
- Nhóm các yếu tố dễ xác định là các yếu tố có tính cố định, dễ đo lường và thay đổi chậm trong tổ chức: Strategy, Structure và System.
- Nhóm các yếu tố khó xác định, là những yếu tố có tính mềm, khó đo lường và thay đổi nhanh trong tổ chức: Share Values, Skills, Style và Staff.
Các nhân tố cơ bản trong mô hình 7s nên biết
Strategy (Chiến lược)
Chiến lược chính là mục tiêu và tầm nhìn mà doanh nghiệp đang hướng đến để phát triển. Khi xác định được chiến lược cụ thể doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến dự án hoặc quá trình hoạt động của mình, tập trung hướng đi mục tiêu chính của doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng lợi thế cạnh tranh đối với công ty đối thủ.
Structure (Cơ cấu tổ chức)
Cơ cấu tổ chức là sự tổ chức và bố trí các thành phần trong một công ty theo một sơ đồ nhất định. Nó phản ánh cách tổ chức các đơn vị và phòng ban khác nhau trong công ty.
Cơ cấu tổ chức giúp công ty quản lý và điều hành một cách hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho sự hợp tác và cộng tác giữa các nhân viên.
Tham khảo: Bí mật khung giờ vàng telesale tăng tỷ lệ chốt đơn thành công
Systems (Hệ thống)
Hệ thống đề cập đến các quy trình kinh doanh và quy trình hoạt động được sử dụng để thực hiện các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Hệ thống bao gồm các quy trình cốt lõi như các hoạt động hỗ trợ như quản lý nhân sự hoặc kế toán và phát triển sản phẩm.
Skills (Kỹ năng)
Đây có thể là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng khác liên quan đến công việc. Kỹ năng cốt lõi của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công của doanh nghiệp.
Nhận Ebook: “Quản Lý NV Từ Xa – Không Phải Nhà Lãnh Đạo Nào Cũng Biết”
Staff (Nhân sự)
Nhân sự liên quan đến số lượng nhân viên, năng lực của họ và nhiệm vụ công việc mà họ hoàn thành. Doanh nghiệp nên chú trọng vào các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, động viên và khen thưởng để đảm bảo chất lượng nhân sự.
Style (Phong cách lãnh đạo)
Phong cách lãnh đạo đề cập đến cách lãnh đạo và cách ra quyết định trong một tổ chức. Nó bao gồm cách lãnh đạo thúc đẩy sự phát triển và tương tác trong tổ chức, phong cách quản lý, hành động và giá trị biểu tượng của lãnh đạo công ty. Phong cách lãnh đạo định hình khung phong cách của một tổ chức.
Shared Values (Giá trị chung)
Giá trị chung được coi là yếu tố cơ bản nhất của tổ chức và cung cấp nền tảng cho sáu yếu tố khác. Hệ thống giá trị ở một tổ chức, công ty là đại diện cho các tiêu chuẩn và chuẩn mực, thái độ và niềm tin của tổ chức, công ty đó.
Giá trị chung tạo nên cốt lõi của tổ chức và ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của mọi thành viên trong tổ chức.
Tham khảo: Nghệ Thuật Chăm Sóc Khách Hàng Mà Doanh Nghiệp Nên Ứng Dụng
Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình 7s?
Có nhiều lý do để doanh nghiệp áp dụng mô hình 7s:
Đồng bộ hóa tổ chức
Bằng cách đánh giá và điều chỉnh các yếu tố trong mô hình 7s. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo tất cả đều hoạt động và phát triển theo một hướng. Luôn hỗ trợ nhau, tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả.
Tăng hiệu suất
Mô hình 7S giúp doanh nghiệp phát hiện những khuyết điểm và sự mất cân đối trong tổ chức của doanh nghiệp. Bằng cách điều chỉnh các yếu tố trong mô hình 7S, doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên. Tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao sự hiệu quả của các hệ thống và quy trình.
Tối ưu hóa tài nguyên
Thông qua việc tối ưu hóa cơ cấu tổ chức, phân công kỹ năng và tạo ra các hệ thống và quy trình hiệu quả. Tổ chức có thể sử dụng tài nguyên của mình một cách tối ưu, đạt được hiệu quả kinh doanh.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, có thể giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi mô hình 7s là gì. Từ đó có thể dựa vào mô hình 7s để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.