Kỹ Năng Marketing

Marketing cảm xúc, những điều cần biết (Phần 1)

Thời gian đọc: 4 phút

Marketing cảm xúc (Emotional Marketing) giúp bạn thu hút khách hàng, tạo được danh tiếng cũng như khuyến khích được người dùng mua sản phẩm. Một vài kiến thức dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về công cụ này.

Giới thiệu

Người tiêu dùng ngày càng được trang bị nhiều kiến thức hơn để nghiên cứu những vấn đề chưa biết đến. Mỗi ngày, họ tiếp xúc với hàng nghìn thông tin quảng cáo khác nhau. Vậy làm sao bạn thu hút được ánh nhìn của khách hàng trong một không gian có sự cạnh tranh cao đến vậy?

Marketing cảm xúc và những điều cần biết
Marketing cảm xúc và những điều cần biết

Một bí quyết mà bạn không thể bỏ qua đó chính là tấn công vào cảm xúc. Đây là yếu  tố quyết định họ có mua hàng hay bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ cho thấy sự kỳ diệu của marketing cảm xúc. Đồng thời sẽ chỉ ra cách thức sử dụng tốt nhất để khách hàng sử dụng sản phẩm.

Khái niệm marketing cảm xúc

Marketing cảm xúc là phương thức quảng cáo chủ yếu sử dụng cảm xúc để thu hút được khán giả. Khiến họ ấn tượng, ghi nhớ, chia sẻ và mua sản phẩm. Công cụ này thường đánh vào từng cảm xúc đơn lẻ: hạnh phúc, sợ hãi, giận dữ,….để đánh thức những phản ứng của người dùng.

Tùy thuộc vào sản phẩm hay đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến sẽ dùng cảm xúc khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là sự “hạnh phúc”. Cần xác định và lựa chọn thông điệp, hình ảnh, âm thanh,… dễ đi sâu vào nội tâm khách hàng.

Marketing cảm xúc có nguồn sức mạnh to lớn, chúng đến từ đâu?

Những cảm xúc đến từ cảm nhận của con người, kể cả khi bạn muốn hay không. Chúng gây ấn tượng ngay những giây đầu tiên của một quảng cáo. Đây chính là bản chất để hình thành và phát triển chiến lược marketing cảm xúc để sản phẩm trở nên nổi bật trong mắt khách hàng.

Hầu hết người ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để đọc thông tin sản phẩm, so sánh với nhiều thương hiệu. Nhưng đến lúc đưa ra quyết định thì thường nghe theo con tim nhiều hơn lý trí. 

Trong số 1,400 chiến dịch quảng cáo đã thành công thì những chiến dịch đánh vào cảm xúc thực hiện được gấp đôi (31% so với 16%) so với nhiều chiến dịch có nội dung khác.

Marketing cảm xúc –  công thức truyền cảm hứng cho hành động

Con người có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và chúng túc trực đồng thời. Việc để thể hiện ra bản thân đang vui, buồn, giận hờn như thế nào? Marketing đánh vào cảm xúc sẽ tạo một đòn bẩy giúp khách hàng thể hiện bản thân đang thấy như thế nào và cùng thời điểm. Marketing cảm xúc giúp khuyến khích hành vi mua hàng và mang lại hiệu ứng lan truyền thương hiệu cao hơn nhiều công cụ khác. Một vài hành động theo cảm xúc mà người dùng của bạn cảm nhận được:

Con người có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau
Con người có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau

Hạnh phúc

Khiến người dùng chia sẻ rộng rãi và tăng nhận thức về thương hiệu. Những điều tốt đẹp sẽ lan tỏa nhiều hơn nội dung phản cảm hay xấu xa. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích cực trong quảng cáo làm truyền  nhanh hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nỗi buồn

Tạo ra sự đồng cảm và kết nối sẽ dẫn đến việc cho đi nhiều hơn. Theo một nghiên cứu năm 2007 thì cảm giác đồng cảm dẫn sẽ đến lòng vị tha và tạo ra động lực để thay đổi. Các tổ chức lớn như ASPCA thường mang đến bức ảnh buồn kèm theo bài hát cảm động trong khi quyên góp. Cảm giác buồn bã truyền cảm hứng cho nhân loại sự yêu thương, giúp đỡ nhau.

Bất ngờ và sợ hãi

Khiến con người muốn bám víu vào những gì làm họ cảm thấy an toàn. Điều này giúp nâng cao lòng trung thành với thương hiệu. Nhiều người làm marketing cho rằng sự sợ hãi làm khách hàng có cảm giác tiêu cực với thương hiệu của họ. Tuy nhiên cùng có nhiều nghiên cứu cho thấy chính nỗi sợ đã khơi gợi niềm tin vào điều tốt nhất. Đó là thương hiệu của bạn – hơn mọi thứ khác.

Sự giận dữ và đam mê

Giúp con người ta trở nên cứng đầu và bền bỉ hơn. Giống như hạnh phúc, cảm xúc mạnh mẽ và giận dữ hay sự đam mê cũng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người khiến họ chia sẻ nội dung rộng rãi hơn. 

Bạn đã biết được Marketing cảm xúc hoạt động như thế nào. Vậy, cách kết hợp chúng vào những chiến dịch của bạn ra sao? Câu trả lời sẽ có trong phần 2 của bài viết!

Hãy cùng đón xem nhé…!

5/5 - (3 bình chọn)

Author

QTV Thành Tín TK

Thành Tín TK - Là chuyên gia trong quản lý vận hành đội ngũ Marketing cho các Công Ty Công Nghệ, Dịch Vụ SAAS, Mobile App, Website, SEO,... Đặc biệt yêu thích Digital Marketing và đã có kinh nghiệm hơn 7 năm trong nghề. Sở thích của anh là Rap, Bóng Đá, Viết Blog, Phượt Bụi, và Hỗ Trợ Các Bạn Trẻ Về Marketing.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us