Mẹo hay và kinh nghiệm

Làm thế nào để khách hàng cũ quay lại ? (Phần 1)

Làm thế nào giữ chân được khách hàng?
Thời gian đọc: 4 phút

Việc giữ chân khách hàng cũ giúp hình thành niềm tin và mối quan hệ lâu dài của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Từ đó, họ sẽ trung thành với thương hiệu của bạn và thậm chí giúp quảng bá hình ảnh của bạn cho nhiều người xung quanh. Nếu đã bán được sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng, vậy làm sao để họ quay lại thêm nhiều lần nữa?

Dưới đây là một vài chiến thuật giữ chân khách hàng cũ mà doanh nghiệp không nên bỏ qua.

1. Đặt ra mục tiêu bán hàng

Trước khi muốn giải quyết bất kỳ một chiến lược nào, bạn cũng cần có mục tiêu. Nếu không, bạn sẽ không biết bắt đầu như thế nào. Đầu tiên, tính tỉ lệ giữ chân khách hàng của bạn. Nếu chỉ nằm ở mức 10%, thì việc đặt mục tiêu đến 50% là điều hợp lý. Bạn cần một mục tiêu bạn có thể đạt được một cách khả thi. Hãy xem xét kích thước tập khách hàng cũng như những loại sản phẩm mà bạn đang bán. Trong đó, một số sản phẩm sẽ được thiết kế riêng để giữ chân họ. 

2. Lập bản đồ hành trình của khách hàng

Bạn có thể dự đoán hành trình khách hàng của họ khi mua hàng. Con đường sẽ không phải là một đường thẳng. Tuy nhiên, bạn có thể thu thập dữ liệu bằng các câu hỏi như:

  • Nhận thức của mọi người về doanh nghiệp của bạn như thế nào?
  • Họ có theo dõi doanh nghiệp của bạn thông qua việc tìm kiếm trên Google không?
  • Họ có đang theo dõi bạn trên phương tiện truyền thông xã hội?
  • Bạn có nhận được nhiều lời giới thiệu từ khách hàng?

Tập trung vào việc thu thập dữ liệu của khách hàng tiềm năng để tiếp thị đến họ hiệu quả hơn. Sau đó phân tích những yếu tố cốt lõi khiến khách hàng của bạn ra quyết định mua hàng. Khi hiểu được hành trình này,, bạn có thể tối ưu hóa từng giai đoạn và cải thiện khả năng giữ chân họ một cách tối đa.

Làm thế nào giữ chân được khách hàng?
Làm thế nào giữ chân được khách hàng?

3. Để lại ấn tượng tốt trong lần mua đầu tiên

Ấn tượng đầu tiên quan trọng là vô cùng quan trọng bởi nếu trải nghiệm không tốt, rất khó để họ quay lại cho lần mua hàng tiếp theo. Một tin vui là tiếp đón khách hàng của bạn một cách nồng nhiệt không hề khó khăn:

  • Hãy chắc chắn rằng quá trình thanh toán và giao hàng diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
  • Gửi email, SMS cảm ơn để thể hiện sự trân trọng của bạn đối với khách hàng và hướng họ đến bất kỳ video hoặc những hướng dẫn hữu ích cho họ.

4. Tăng cường giá trị cảm nhận

Giá trị cảm nhận gần như quan trọng như giá trị thực tế. Khách hàng phải xem doanh nghiệp của bạn là giải pháp tối ưu cho một vấn đề của họ. Chẳng hạn, trách nhiệm xã hội đã trở thành trọng tâm chính đối với nhiều công ty hiện nay. Đăng ký các hoạt động quyên góp cộng đồng vừa tạo ra thêm một giá trị thực tế, vừa làm tăng thêm giá trị nhận thức.

5. Tăng tính liền mạch

Bạn càng tạo ra ít trở ngại cho khách hàng của mình, họ càng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn nhiều lần. Làm mượt quá trình thanh toán, thêm liên kết đến các sản phẩm liên quan trên các trang sản phẩm của bạn và gửi email thường xuyên về các sản phẩm mới hoặc bán chạy.

Hãy làm khách hàng ấn tượng tốt về bạn
Hãy làm khách hàng ấn tượng tốt về bạn

6. Giao tiếp tốt và gắn kết với khách hàng của bạn

Nếu bạn không liên lạc với bạn bè hoặc người thân trong một thời gian dài, mối quan hệ sẽ xấu đi. Điều tương tự xảy ra với khách hàng của bạn. Nếu bạn không liên lạc với họ, họ sẽ không nghĩ về việc kiểm tra blog mới nhất của bạn hoặc kết nối với bạn trên phương tiện truyền thông xã hội.

7. Giáo dục khách hàng bằng những nội dung tuyệt vời

Nhiều người chọn mua sản phẩm/dịch vụ từ một công ty vì họ sẵn sàng cung cấp kiến thức cho khách hàng của họ. Nếu liên tục chia sẻ những nội dung hữu ích, có giá trị, thì khách hàng sẽ quay lại để tìm hiểu thêm. Khi nhắc đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, khách hàng nghĩ ngay đến doanh nghiệp của bạn thì chúc mừng, bạn đã làm rất tốt vai trò của mình.

8. Thấu hiểu khó khăn của khách hàng

Ngay cả khi bạn đang sở hữu một sản phẩm tuyệt vời trên thị trường, thì chúng cũng trở nên vô nghĩa nếu không hiểu đúng nhu cầu của khách hàng. Quan trọng hơn, bạn cần biết được rằng người tiêu dùng nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Khách hàng của bạn đang cần gì và nỗi lo nào khiến họ mất ngủ? Hãy thể hiện sự thấu hiểu những niềm đau đó trong suốt các chiến dịch tiếp thị để khách hàng biết rằng bạn đang rất hiểu họ. 

(Còn tiếp)

5/5 - (2 bình chọn)

Author

QTV Thành Tín TK

Thành Tín TK - Là chuyên gia trong quản lý vận hành đội ngũ Marketing cho các Công Ty Công Nghệ, Dịch Vụ SAAS, Mobile App, Website, SEO,... Đặc biệt yêu thích Digital Marketing và đã có kinh nghiệm hơn 7 năm trong nghề. Sở thích của anh là Rap, Bóng Đá, Viết Blog, Phượt Bụi, và Hỗ Trợ Các Bạn Trẻ Về Marketing.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us