
FOMO (Fear Of Missing Out) là nỗi lo âu khi con người tin rằng mình đang bỏ lỡ trải nghiệm thú vị người khác đang có. Họ sẽ rơi vào các trạng thái lưỡng lự với mong muốn có được tất cả. Trước hiện tượng đó, giới doanh nghiệp đã tận dụng FOMO Marketing trên cơ sở: Sẽ luôn có những cơ hội trước sự phân vân.
Vậy FOMO sẽ được sử dụng như thế nào để hỗ trợ một doanh nghiệp trong việc nỗ lực tiếp thị và bán hàng? Hãy cùng nhau tìm hiểu cách ứng dụng của chiến lược này nhé.

Tại sao nên sử dụng chiến thuật FOMO Marketing?
Giống như việc bị lạc trong Netflix hàng giờ tìm kiếm nhưng cuối cùng lại chẳng xem được gì. Sự chần chừ sẽ mở ra cánh cửa cho đối thủ bước vào và đánh cắp khách hàng của bạn. Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng FOMO như đòn bẩy thúc đẩy quyết định của khách hàng.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu 6 quy trình ra quyết định mua hàng của khách hàng
Tâm lý người dùng ngày nay luôn tìm kiếm đánh giá của người đã trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ. Giúp họ củng cố quyết định mua hàng là đúng đắn. Nhìn vào người khác để tìm ra những gì trending, những gì xứng đáng với số tiền bỏ ra. Thách thức của FOMO Marketing là phải tìm ra những gì mà người khác quan tâm.
Để làm rõ tầm quan trọng của FOMO, người ta đã làm một số thống kê về việc nó ảnh hưởng tâm lý người dùng. Nếu doanh nghiệp không hiểu được quá trình tâm lý này thì họ mới chính là người thực sự bỏ lỡ cơ hội. Thống kê cho thấy, FOMO mạnh nhất là thế hệ millennials. Bằng chứng cho thấy là họ cảm thấy khó khăn trong việc quyết định mua hàng. Bởi vì họ sẽ bắt đầu nảy sinh các nghi ngờ về các lựa chọn tốt đã bị bỏ qua. Cũng bởi trải nghiệm này mà 69% thế hệ này đã phản ứng với FOMO Marketing. Họ đã quyết định mua hàng bởi phản ứng đó. FOMO có rất nhiều cơ hội ở thời đại này bởi sự bùng nổ của mạng xã hội đã thúc đẩy thói quen mua hàng.
>>>Xem thêm: 05 cách nắm bắt tâm lý khách hàng tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.
Cách triển khai FOMO Marketing trong bán hàng
Làm thế nào để ứng dụng FOMO Marketing một cách khéo léo để bảo đảm cho uy tín cho doanh nghiệp? Việc đầu tiên bạn phải làm chính là chuẩn bị thật tốt chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Sau đó mới có thể tự tin thực hiện các gợi ý sau:

Miễn phí vận chuyển
Một trong những khuyến mãi khá hiệu quả chính là miễn phí vận chuyển. Người ta thường sử dụng ưu đãi này với những đơn hàng có giá trị trên hạn mức đặt ra. Việc này sẽ đánh vào tâm lý không muốn bỏ lỡ ưu đãi phí vận chuyển. Từ đó kích thích khách hàng chi tiền nhiều hơn để đủ điều kiện nhận ưu đãi đó.
Hiển thị trạng thái mua hàng
Hiển thị trạng thái người mua trong thời gian thực có thể tạo ra cảm giác cấp bách. Ứng dụng này hoàn toàn dựa trên định nghĩa của hiện tượng tâm lý FOMO. Tạo cho khách hàng tiềm năng cảm giác tin tưởng về sản phẩm. Từ đó biến họ thành khách hàng trực tiếp bằng mong muốn được trải nghiệm của họ.
Đặt mốc thời gian
Trước một món hời có thời hạn cũng là một cách để thúc giục người mua nhanh chóng mua hàng. Nhiều sàn thương mại điện tử cũng sử dụng đồng hồ đếm ngược như một công cụ kích thích mua hàng, gia tăng doanh số.
Miễn phí vận chuyển trong thời gian có hạn cũng là một ý tưởng không tồi. Điều này sẽ khuyến khích người mua hàng nhanh chóng ra quyết định để nhận được ưu đãi.
Sự khan hiếm
Sự khan hiếm cũng sẽ tạo ra những cảm giác giống như trạng thái “đang mua”. Cách này không những khẳng định được chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đồng thời tạo ra động lực mua hàng để không bỏ lỡ những trải nghiệm chất lượng đó.
Sử dụng social proof
Như đã đề cập ở trên, với tâm lý luôn tìm kiếm đánh giá của người đã mua sản phẩm của hiện tượng FOMO. Hãy hiển thị việc người khác đã mua hàng và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại. Điều này thúc đẩy tốc độ quyết định mua hàng của người xem hơn. Reviews chính là một trong những cách sử dụng social proof đơn giản mà hiệu quả nhất.
Tính độc quyền
Người ta thường sẽ khao khát nhiều hơn khi chưa không thể có được. Dựa vào tâm lý này, người ta ứng dụng FOMO Marketing bằng cách tạo ra mong muốn mua hàng tột độ. Khiến họ tò mò muốn được biết tại sao không thể có được và làm thế nào để mua được.
Quà tặng
Giới hạn số lượng quà tặng miễn phí cho khách hàng để gia tăng quá trình khách hàng cạnh tranh. Cách FOMO Marketing này đánh vào tâm lý ai mà chẳng thích những thứ miễn phí. Đây cũng là một cách giải quyết vấn đề hàng tồn kho đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Hình ảnh nổi bật, thông điệp tâm lý
Một hình ảnh nổi bật sẽ thu hút sự chú ý của con người nhanh hơn ngôn từ. Để các chiến dịch FOMO Marketing hiệu quả, hãy sử dụng hình ảnh thật ấn tượng với những thông điệp đốc thúc mua hàng.
FOMO Marketing đa kênh
Hãy sử dụng các kênh hiện hành để chia sẻ các thông tin sản phẩm như thông báo các flash sales, seasonal sales hay các reminders để có thể tối ưu quá trình đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng.
>>>Xem thêm:Tự động hóa dịch vụ khách hàng – Ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp
Để cài cắm hiệu ứng FOMO, hãy sử dụng các tính từ và động từ mạnh như “Đừng bỏ lỡ” hay thông điệp với sự khan hiếm như “Buy now or Cry later”.
Trên đây chính là gợi ý những ứng dụng của hiện tượng tâm lý FOMO trong quá trình tiếp thị và bán hàng. Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc nắm bắt tâm lý khách hàng không còn quá khó khăn. Kết hợp với FOMO Marketing có thể tối ưu các lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Hãy trang bị những giải pháp giúp đỡ cho công việc phân tích khách hàng được hiệu quả nhất.
OMICall – Giải pháp tổng đài AI tích hợp CRM Mini phân tích thông tin khách hàng. Đồng thời hỗ trợ việc SMS Brandname Marketing cho doanh nghiệp cải thiện quan hệ khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: https://omicall.com/
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.