Cụm từ KOL, KOC khá quen thuộc với nhiều người thường xuyên mua hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok,…Tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa KOL và KOC và để hiểu rõ hơn KOC là gì, cách phân biệt cũng như cách thức kiếm tiền của KOC. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm câu trả lời nhé.
KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) là từ viết tắt của cụm từ “Người tiêu dùng chủ chốt”, đại diện cho những người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn trên thị trường. Vai trò của KOC là tiếp nhận các sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó đưa ra đánh giá và cảm nhận khách quan của bản thân, để người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm hơn.
Phân biệt KOC và KOL
KOL và KOC là hai khái niệm mà nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa KOC (Key Opinion Consumer) và KOL (Key Opinion Leaders) để giúp mọi người hiểu rõ hơn giữa 2 khái niệm này.
Tham khảo: Digital Marketing là gì? 10 hình thức Digital Marketing hiệu quả
Mức độ chủ động
- KOC: thường chủ động đưa ra đánh giá về các sản phẩm theo cảm nhận khách quan của cá nhân hoặc KOC cũng có thể chủ động liên hệ với nhãn hàng, gợi ý trải nghiệm sản phẩm để đưa ra đánh giá cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn.
- KOL: Đối với KOL thì các nhãn hàng sẽ chủ động tìm kiếm và liên hệ hợp tác làm việc. Sau khi thỏa thuận xong, KOL sẽ quảng bá sản phẩm của thương hiệu đến mọi người và nhận được mức thù lao xứng đáng cho công việc này.
Nhận Ebook: “Dành Cho Nhà Quản Lý – Nâng Cấp 06 Kỹ Năng Lãnh Đạo Thời Đại Số”
Quy mô đối tượng
- KOC: thường sẽ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Vì vậy KOC thường không quá quan tâm đến quy mô đối tượng.
- KOL: số lượng người theo dõi KOL thường nhiều hơn so với KOC. Vì vậy tùy vào số lượng người theo dõi và mức độ ảnh hưởng mà KOL sẽ được nhãn hàng trả thù lao xứng đáng.
Ví dụ: Khoai Lang Thang – KOL nổi tiếng Việt Nam với những video du lịch thu hút, Quách Ánh – KOL nổi tiếng những video trang điểm, biến hình triệu view
Độ tin cậy
- KOC: thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn, vì họ là khách hàng thực sự. Đánh giá từ KOC mang tính thực tế và không có mục đích quảng cáo cho một thương hiệu cụ thể.
- KOL: thường ít được tin cậy hơn, vì họ được trả tiền bởi các thương hiệu để quảng bá sản phẩm, đôi khi có thể có những đánh giá không tự nhiên chỉ để làm hài lòng thương hiệu.
Khả năng tiếp cận khách hàng
- KOC: Số lượng người theo dõi không phải là yếu tố quan trọng khi xem xét KOC. KOC sẽ bỏ tiền ra mua sản phẩm hoặc liên hệ với nhãn hàng để trải nghiệm và đánh giá một cách chân thực nhất. Với cương vị là người tiêu dùng đánh giá sản phẩm, họ có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng khác và có độ tin cậy cao hơn.
- KOL: Khi tìm kiếm tên của KOL trên công cụ tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin về họ. Số lượng người theo dõi xác định mức độ ảnh hưởng của KOL. Thương hiệu thường liên hệ và trả tiền cho KOL để quảng bá sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng cần cân nhắc nhiều hơn về sản phẩm trước khi tin tưởng và quyết định mua.
Tham khảo: 50 thuật ngữ Marketing từ cơ bản tới nâng cao mà Marketer cần biết
Tính chuyên môn
- KOC: là những người mua hàng, người tiêu dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm và đưa nhận xét, cảm nhận của bản thân. Vì vậy KOC không cần phải quá am hiểu sâu sắc về sản phẩm.
- KOL: KOL có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể như thời trang, mỹ phẩm,….Dựa trên những kiến thức và tầm ảnh hưởng của mình, KOL sẽ nhận hợp đồng từ nhãn hàng và thuyết phục người tiêu dùng để họ tin tưởng mua sản phẩm của nhãn hàng.
KOC kiếm tiền như thế nào?
Livestream được tài trợ bởi thương hiệu
Livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội là một hình thức kiếm tiền phổ biến cho KOC. Một ví dụ điển hình là TikTok đã ra mắt tính năng TikTok Shop, KOC sẽ phát sóng trực tiếp bán hàng, tương tác vui vẻ với người theo dõi. Nền tảng livestream bán hàng trên TikTok cung cấp tính năng cho phép người xem bấm vào link mua hàng trực tiếp trong livestream, không cần chuyển qua trang web khác, tạo sự liên tục trong quá trình xem livestream.
Affiliate Marketing
Đây là một hình thức phổ biến mà nhiều KOC áp dụng để tạo thu nhập. KOC sẽ đánh giá và đưa ra nhận xét về các sản phẩm mà họ đã sử dụng, sau đó gắn link mua hàng trong mô tả của bài viết hoặc trên kênh của mình. Khi có người mua hàng thông qua đường link mà KOC chia sẻ, KOC sẽ nhận được tiền hoa hồng. Mức hoa hồng phụ thuộc vào lĩnh vực và mức chi tiêu của khách hàng khi click vào link.
Sáng tạo nội dung hấp dẫn
KOC có thể sáng tạo nội dung đa dạng và hấp dẫn để thu hút người theo dõi. KOC có thể đăng các bài đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ trên kênh của mình. Ví dụ, KOC có thể lên nội dung phối đồ đơn giản hàng ngày, các shop thời sẽ cung cấp sản phẩm cho KOC làm video. Ngoài ra, những nội dung trên kênh KOC chủ yếu chia sẻ trải nghiệm ẩm thực của mình ở nhiều nơi. Thương hiệu quán ăn có thể mời KOC để trải nghiệm ẩm thực và viết bài đánh giá về dịch vụ của quán trên kênh của KOC.
Tham khảo: Marketing Online là gì? Các hình thức Marketing Online
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ KOC là gì và biết cách phân biệt giữa KOL và KOC.
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: Dịch Vụ Tổng Đài Ảo VoIP Thông Minh – OMICall
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.