Ngày nay, công nghệ Chatbot không còn quá mới mẻ với các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là những mô hình kinh doanh online trên mạng xã hội, trang web và trang thương mại điện tử. Chat bot có thể giúp bạn tư vấn, chốt đơn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng theo các kịch bản có sẵn. Vậy kịch bản Chatbot là gì?
Kịch bản Chatbot là gì?
Kịch bản chatbot hiểu đơn giản là một câu chuyện với nhiều tình huống để dẫn dắt khách hàng tới một kết quả nhất định. Các kịch bản được cài đặt sẵn với nhiều nội dung và tình tiết có thể diễn ra khi khách hàng trò chuyện cùng chatbot. Tùy theo mục đích của doanh nghiệp mà kịch bản của chatbot được thay đổi để phù hợp nhất với từng chiến dịch.
Nhận Ebook: “Form Xây Dựng Chính Sách – Tạo Động Lực Cho NVKD”
Cách xây dựng kịch bản Chatbot
Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu của kịch bản
Mục tiêu của kịch bản chatbot rất đa dạng, có thể là chăm sóc khách hàng cũ, giới thiệu chương trình khuyến mãi/sản phẩm mới, … Quan trọng hơn, mục tiêu của kịch bản cần phải đo lường được và nó cần rõ ràng, cụ thể nhất có thể. Ví dụ như kịch bản chatbot giới thiệu được sản phẩm mới tới 100 khách, hoặc tăng tương tác giữa khách hàng và fanpage lên 10%, …
Bước 2: Xác định tệp khách hàng
Đây là bước vô cùng quan trọng khi viết kịch bản chatbot, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nội dung của kịch bản sau này. Để xác định tệp khách hàng, hãy dựa trên chính sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang kinh doanh, từ đó sẽ biết được nội dung phù hợp của kịch bản chatbot dựa trên nhóm đối tượng đấy.
>>> Xem thêm: Mẫu thông báo chương trình khuyến mãi mới nhất năm 2023
Bước 3: Phác thảo kịch bản
Nhiều trường hợp lập chatbot khá chủ quan, họ không phác thảo kịch bản từ trước mà bắt tay vào việc tạo kịch bản ngay trên nền tảng, chủ yếu là dựa vào những kịch bản có sẵn của nền tảng đó. Hậu quả là sau khi kịch bản được đưa vào hoạt động, họ phải liên tục sửa kịch bản đó từ câu chữ cho đến nội dung. Từ đó không chỉ gây mất thời gian mà còn giảm độ hiệu quả mà chatbot mang lại, chưa kể kịch bản đó có thể khiến khách hàng không ấn tượng và có thể rời bỏ ngay lập tức.
Bước 4: Tìm hiểu kỹ về nền tảng chatbot sử dụng
Mỗi nền tảng chatbot lại sở hữu những đặc điểm riêng biệt, vì vậy mà việc nắm rõ được nền tảng chatbot là điều rất quan trọng trước khi sử dụng. Tìm hiểu kỹ về nền tảng chatbot còn giúp bạn tìm được kịch bản phù hợp với nó, phát huy được điểm mạnh mà nền tảng đó sở hữu. Hiện nay có rất nhiều nền tảng chatbot, vì vậy hãy tìm hiểu nền tảng phù hợp với nhu cầu và mục đích để lựa chọn.
Bước 5: Tiến hành xây dựng kịch bản chatbot, kiểm tra và đưa vào vận hành
Sau khi hoàn thành, công đoạn cuối cùng trước khi đưa vào vận hành là kiểm tra kịch bản trên fanpage một lần cuối. Quá trình này sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi còn bỏ sót và chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo chatbot sẽ vận hành trơn tru. Sau đó thì tiến hành chỉnh sửa và tối ưu.
>>> Xem thêm:7 Chiến Lược Hiệu Quả Ngăn Chặn Khách Hàng Rời Bỏ Doanh Nghiệp
Ví dụ một số mẫu kịch bản Chatbot
Kịch bản chatbot khóa học
Bot: “Chào mừng [Tên khách hàng] đã đến với [Trung tâm tiếng Anh] – chuyên cung cấp các khóa học về […]. Tại đây, bạn sẽ nhận được các đặc quyền như: [nêu lên điểm mạnh và quyền lợi của học viên]”
Bot: “Bạn [Tên khách hàng] đang cần hỗ trợ gì ạ?” => Chatbot đưa ra các nút bấm để khách hàng lựa chọn: Chọn cơ sở, Tư vấn trực tiếp, Đăng ký ngay.
=> Ví dụ khách hàng bấm “Chọn cơ sở”, chatbot đưa ra các lựa chọn cơ sở học, level học. Sau khi khách hàng hoàn thiện thông tin thì chatbot sẽ bổ sung thông tin về lịch học, lộ trình học, thời gian học, học phí,…cùng nút bấm “Đăng ký ngay”
Sau khi khách hàng bấm Đăng ký thì chatbot phụ trách hỏi tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, lớp học mong muốn đăng ký. Tiếp đến, chatbot sẽ xác nhận lại lịch học một lần nữa, đồng thời cung cấp phương thức thanh toán cho khách hàng.
Kịch bản chatbot phòng khám
Mẫu kịch bản chatbot mà các phòng khám có thể tham khảo như sau:
Bot: “Cám ơn bạn đã liên hệ đến phòng khám [Tên phòng khám]. Hiện bạn đang cần hỗ trợ về vấn đề gì ạ”.
Bot cung cấp các lựa chọn cho khách hàng, ví dụ như:
+ Đặt lịch khám
+ Tìm hiểu dịch vụ
+ Đóng góp ý kiến
+ Khác…
Nội dung trong mỗi mục bạn có thể tự triển khai theo loại dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
>>> Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Phần Mềm Quản Lý CRM
Lưu ý khi triển khai kịch bản Chatbot
Luôn cập nhật thông tin cho chatbot
Khách hàng thường chuyển sang trò chuyện chatbot khi họ không có nhiều thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu các thông tin trên website hoặc thông tin họ tìm kiếm chưa đủ. Vì thế, một lưu ý khi xây dựng chatbot chính là bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng của mình.
Luôn có nhân viên hỗ trợ chatbot
Sẽ có những trường hợp chatbot không thể giải quyết được các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Vì thế mà bạn nên chắc chắn rằng bộ phận chăm sóc khách hàng luôn có một nhân viên sẵn sàng để hỗ trợ cho chatbot. Những vấn đề mà chatbot không thể hỗ trợ được thì nhân viên sẽ thay chatbot làm việc đó.
Luôn đảm bảo thông tin khách hàng
Hãy chắc chắn rằng thông tin khách hàng của bạn luôn được đảm bảo. Cùng với đó cũng là tính bảo mật trong thanh toán. Một website chuyên nghiệp sẽ luôn có những chính sách để đảm bảo thông tin của khách hàng cũng như đảm bảo các hình thức thanh toán an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp có sự kết hợp nền tảng của bên thứ 3 như Facebook messenger thì các yêu cầu tự động sẽ phải được xác minh bằng mã xác thực gửi đến email hoặc số điện thoại của khách hàng.
Tạm kết
Trên đây là những điều cơ bản về kịch bản chatbot là gì? Đảm bảo viết các kịch bản chatbot thực sự hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm mục tiêu của họ. Các kịch bản chatbot đàm thoại giúp nâng cao thương hiệu công ty vì nó có thể cung cấp dịch vụ khách hàng trên quy mô lớn.
OMICall – Tổng Đài Đa Kênh Ứng Dụng AI Hàng Đầu Việt Nam
- Website: https://omicall.com/
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 909 868
- VP trụ sở: 140 -142, Đường số 2 (KĐT Vạn Phúc City), P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- VP chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng Building 85 – 87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP Chi nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.